Ngăn F0 tăng trong cộng đồng ở TP.HCM: Chú ý ‘vùng đỏ’ và không bỏ quên’ vùng xanh’
[ad_1]
PGS.TS Trần Đắc Phu – Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam – Ảnh: NGUYỄN KHÁNHTrao đổi với Tuổi Trẻ Onine trước thực tế số ca F0 trong cộng đồng ở TP.HCM có xu hướng tăng, ông nói: “TP.HCM đang giãn cách theo chỉ thị 16 nhưng F0 lại tăng ở cộng đồng, đây là diễn biến đáng lo ngại. Điều này có thể xuất phát từ việc tăng cường xét nghiệm mà ra hoặc do giãn cách chưa nghiêm, cần phân tích kỹ lưỡng để đánh giá nguy cơ và có đáp ứng hợp lý”. Ưu tiên điều trị nhưng không quên bóc tách F0* Hậu quả của việc này là như thế nào, thưa ông? – Bên cạnh “vùng đỏ” đang thực hiện rất nghiêm các biện pháp phòng dịch, TP.HCM vẫn còn những “vùng vàng”, “da cam”, “vùng xanh”, có thể không siết chặt hơn nhưng tôi nghĩ phải giữ bằng được các vùng này. Nếu không làm tốt nhiệm vụ bảo vệ, các “vùng xanh” sẽ nhanh chóng trở thành “vùng đỏ”; dập được chỗ này dịch lại bùng ở chỗ khác gây khó khăn cho công tác phòng chống dịch. Theo ông Phu, “vùng đỏ” phải ưu tiên công tác điều trị, giảm tử vong; “vùng xanh” phải ưu tiên cho việc không để dịch xâm nhập – Ảnh: QUANG ĐỊNH* TP.HCM đặt mục tiêu từ nay đến 15-9 sẽ kiểm soát được tình hình dịch bệnh. Mục tiêu này đặt trong bối cảnh các ca F0 tăng, theo ông liệu cần phải có giải pháp nào căn cơ? – Không có gì khác, TP.HCM vẫn phải thực hiện giãn cách xã hội nghiêm và triệt để. Như thời gian qua TP.HCM có chỗ giãn cách chưa nghiêm, vẫn có nhiều người dân đi lại, điều này rất nguy hiểm. Bởi nguyên tắc của giãn cách là để cắt đứt người bệnh tiếp xúc người lành; cắt đứt các chuỗi lây nhiễm, đặc biệt là biến chủng Delta có tốc độ lây lan rất nhanh. TP.HCM hiện có rất nhiều vùng với mức độ lây nhiễm khác nhau. Nhưng tôi vẫn phải nhắc lại một lần nữa là ngoài việc dập dịch quyết liệt ở “vùng đỏ”, cần phải bảo vệ được “vùng xanh”. Rồi “vùng vàng”, “vùng da cam” cũng phải trở về vùng “xanh”, phải có đáp ứng chống dịch phù hợp với từng vùng.Ví dụ “vùng đỏ” phải ưu tiên công tác điều trị, giảm tử vong; “vùng xanh” phải ưu tiên cho việc không để dịch xâm nhập lây lan vào, hoặc có ca bệnh phải ngăn chặn không để bùng phát bằng việc xét nghiệm bóc tách F0…Nếu chỉ chú ý “vùng đỏ” mà bỏ quên “vùng xanh” thì chẳng mấy chốc “vùng xanh” lại chuyển thành “vùng đỏ”. Và nếu việc này tiếp diễn sẽ không thể nào kiểm soát dịch toàn TP được. Không nên “đánh dịch” theo địa giới hành chính* Một trong các lý do mà TP.HCM đưa ra để lý giải số ca F0 trong cộng đồng tăng là do tập trung xét nghiệp bóc tách F0. Ý kiến của ông về điều này?- Xét nghiệm bóc tách F0 là điều cần thiết, tuy nhiên phải phù hợp với từng vùng. Ví dụ những nơi “vùng đỏ”, có nhiều F0, các ca bệnh nặng… vấn đề cần phải quan tâm hàng đầu là điều trị giảm thiểu ca tử vong, phong tỏa chặt cách ly tại nhà. Còn những “vùng xanh” cần phải xét nghiệm diện rộng có chỉ định để tìm ra F0 và các ổ dịch mới. Nếu còn cơ hội, cần quyết liệt bóc tách F0 khỏi cộng đồng càng sớm càng tốt. TP.HCM phải thực hiện nghiêm việc giãn cách, các F0 điều trị tại nhà cũng cần phải nghiêm túc tuân thủ phòng dịch tránh lây lan cộng đồng – Ảnh: QUANG ĐỊNH* Có ý kiến cho rằng không phải địa phương nào cũng phức tạp như nhau. Do đó không nên “đánh dịch” theo địa giới hành chính mà cần có sự thay đổi chiến lược: “Đánh dịch theo các vùng nguy cơ”. Ý ông thế nào?-Ý kiến này rất đúng. Dịch bệnh không liên quan đến địa giới hành chính, việc phân chia địa giới hành chính chỉ nhằm có các đáp ứng phù hợp trong chỉ đạo cũng như quản lý. Thực tế trong cùng một quận chưa chắc tất cả đều có dịch, mà chỉ có ở một vài phường… Các quận, huyện khác cũng như thế. Do đó cần tính toán phân bổ lực lượng chống dịch sao cho phù hợp theo từng vùng, với các mức độ dịch tương ứng. * Với cục diện như hiện nay, trong khoảng gần 1 tháng tới, theo ông TP.HCM có tận dụng được cơ hội để kiểm soát hoàn toàn dịch? – Tôi cho rằng 1 tháng tới là cơ hội để TP.HCM thực hiện các giải pháp nhằm tiến tới dần kiểm soát được dịch, chứ chưa thể đưa dịch về số 0 hoặc trạng thái bình thường mới được. Để làm được điều này TP cần có nhiều thời gian. Như một số nước kéo dài cả 6 tháng – 1 năm…F0 điều trị ở nhà cần phải thực sự nghiêm túc* TP.HCM đang áp dụng điều trị F0 tại nhà để giảm tải cho hệ thống điều trị. Theo ông những điều cần lưu ý khi F0 điều trị tại nhà là gì? -Tôi cho rằng điều trị F0 tại nhà là điều cần thiết, bởi các bệnh viện đều quá tải. Mặt khác điều trị tại nhà giúp F0 nhẹ tâm lý có phần thoải mái hơn. Thế nhưng điều quan trọng nhất khi điều trị ở nhà là F0 cần phải thực sự nghiêm túc, có ý thức phòng bệnh tốt không để lây lan cho người khác. Ngoài ra trong quá trình điều trị F0 cần phải có sự liên hệ thường xuyên với cán bộ y tế để có tư vấn hoặc chuyển viện kịp thời khi có chuyển biến bất ngờ về sức khỏe. Tránh trường hợp nằm ở nhà, không có sự can thiệp y tế cần thiết khi bệnh trở nặng, tử vong. Vì sao các ca F0 cộng đồng tăng trở lại từ ngày 15-8? TTO – Ngày 18-8, Sở Y tế cung cấp thông tin phản hồi về tình hình số ca F0 trong cộng đồng tăng trở lại những ngày qua. Theo đó, từ ngày 15 đến ngày 22-8, số F0 có thể tăng nhẹ do tăng cường công tác lấy mẫu xét nghiệm trong cộng đồng dân cư.
[ad_2]