Robot vận chuyển thuốc, thực phẩm, nói chuyện với bệnh nhân ở bệnh viện dã chiến
[ad_1]
Cánh tay X-quang được thiết kế chụp ngay tại giường bệnhTrung tâm có ba robot điều khiển từ xa, như một cỗ máy di động “phục vụ” bệnh nhân tận giường. Robot thay thế nhân viên y tế vận chuyển thuốc men, thức ăn, sữa và vật tư tiêu hao từ bên ngoài vào khu điều trị bệnh nhân COVID-19. Robot còn có thể nói chuyện với bệnh nhân và thông tin tình hình ra bên ngoài để bác sĩ theo dõi thông qua hệ thống camera giám sát. Điều này giúp y bác sĩ giảm áp lực, giảm tiếp xúc với bệnh nhân, hạn chế lây nhiễm trong quá trình điều trị.Robot vận chuyển thực phẩm đến tận giường bệnhTrung tâm hồi sức còn đưa vào hoạt động một cánh tay robot nối dài để chụp X-quang phổi tại giường, bệnh nhân không cần đến phòng chụp. Tại phòng ICU, hai nhân viên điều khiển cánh tay robot chụp X-quang được hơn 5 bệnh nhân trong chưa đầy 30 phút. Bình thường, mỗi lần di chuyển bệnh nhân nặng đi chụp X-quang phổi cũng cần tới 4 điều dưỡng: người đẩy giường, người mang máy thở, bình oxy, cây truyền dịch. Cánh tay robot không chỉ giúp giảm nhân sự mà còn giảm nhiều diện tích cho phòng máy, lối đi dành riêng cho bệnh nhân.Đội ngũ y, bác sĩ giám sát các hoạt động bên ngoài khu cách ly qua cameraKhông khí khu điều trị các bệnh nhân nặng đang thở máy vô cùng nhộn nhịp. Tiếng máy thở, tiếng bíp bíp phát ra liên hồi từ những chiếc máy. Các bác sĩ, điều dưỡng ngược xuôi chia theo từng nhóm theo dõi bệnh nhân. Chị Mai Hương, một bệnh nhân khỏe mạnh sau khi điều trị, chia sẻ: “Hiện gia đình có ba người bị mắc COVID-19, được các bác sĩ tận tình chăm sóc, thông báo tình hình sức khỏe hằng ngày. Giờ sức khỏe của mình đã gần như bình phục, chờ xét nghiệm lần cuối mới xuất viện. Còn cha mẹ đã lớn tuổi cũng đã qua tình trạng nguy kịch, vẫn phải ở lại điều trị. Tôi mong muốn sau khỏi bệnh được ở lại chăm sóc ba mẹ và có thể phụ giúp các bệnh nhân nặng”. Còn tại khu giường điều trị bệnh nhân đã khỏe, họ phấn khởi vẫy tay chào nhau, trò chuyện, hy vọng ngày nào đó sẽ gặp lại nhau bên ngoài khu Trung tâm hồi sức tích cực – Bệnh viện Dã chiến số 14.Chỉ cần thay đổi chút tư thế, các kỹ thuật viên có thể chụp X-quang phổi dễ dàngTS Nguyễn Thanh Xuân, phó giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, đang công tác tại Bệnh viện Dã chiến số 14 (TP.HCM), cho biết: “Tại Huế, chúng tôi đã sử dụng robot để điều trị bệnh nhân COVID-19. Đây là sáng kiến xuất phát từ những khó khăn: mỗi lần chuyển thuốc men, thực phẩm hay vật tư bổ sung cho bệnh nhân, điều dưỡng phải thay áo quần bảo hộ cấp 4, tiêu hao vật tư, thời gian rất nhiều. Những thiết bị hỗ trợ như robot, camera giám sát hỗ trợ rất nhiều cho các y, bác sĩ”. Ông Xuân cho biết sau một tuần đầu tiên chính thức nhận bệnh, Trung tâm hồi sức tích cực đã có 140 bệnh nhân nặng, trong đó 77 bệnh nhân đang thở máy và 3 bệnh nhân xuất viện. Một số bệnh nhân trở nặng được chuyển viện đến đây sau vài ngày điều trị đã có nhiều người hồi phục, ăn ngủ, sinh hoạt bình thường, dự kiến trong tuần sau sẽ có nhiều bệnh nhân xuất viện.Đội ngũ nhân viên y tế Bệnh viện Trung ương HuếTrung tâm hồi sức tích cực do Bệnh viện Trung ương Huế vận hành được chia thành 4 nhóm giường, gồm 90 giường hồi sức nguy kịch, 162 giường hồi sức nặng, 252 giường thoát hồi sức và bệnh nhân phải thở oxy, 100 giường bệnh nhân theo dõi. Ngoài ra còn 8 giường cấp cứu và đón bệnh nhân.
[ad_2]