Sáng 23-8: TP.HCM đã giãn cách nghiêm ngặt, lô thuốc kháng virus đặc hiệu về tới thành phố
[ad_1]
Một gia đình có F0 cách ly tại nhà. Có hàng chục ngàn F0 đang cách ly, điều trị tại nhà. Loại thuốc kháng virus kể trên đã được thí điểm cấp phát trong “túi thuốc an sinh” dành cho 200 bệnh nhân cách ly tại nhà – Ảnh: QUANG ĐỊNHTừ 0h sáng nay 23-8, TP.HCM bước vào đợt giãn cách xã hội nghiêm ngặt, đảm bảo việc thực hiện quy định về giãn cách xã hội, “ai ở đâu ở yên đó”, nhà cách ly nhà, tổ dân phố cách ly tổ dân phố, khu phố, ấp cách ly với khu phố, ấp…Bộ Tư lệnh TP.HCM đã triển khai 310 tổ công tác gồm các lực lượng Quân khu 7 tăng cường để hỗ trợ vận chuyển các gói an sinh xã hội, cung cấp lương thực thực phẩm đến từng nhà và đi chợ thay dân trong thời gian tới.Lần này, ngoài lực lượng quân y tham gia chuyên môn y tế, góp sức cho điều trị, quân đội sẽ tham gia vào gói an sinh cung cấp thực phẩm đến từng nhà, tổ chức tuần tra, tuyên truyền đến từng ngõ ngách…Có thêm thuốc kháng virus có hiệu quả về đến TP.HCMThông tin rất đáng chú ý từ nguồn tin riêng của Tuổi Trẻ Online, một lô thuốc kháng virus theo Bộ Y tế là có tác dụng giúp giảm nhanh nồng độ virus trong cơ thể người bệnh, với số lượng 2,5 triệu viên đã được mua phục vụ người bệnh COVID-19. Thuốc đã thử nghiệm lâm sàng tại Mỹ, Ấn Độ cho kết quả khả quan về tính an toàn, khả năng dung nạp, giảm tải lượng virus rõ rệt ở bệnh nhân thể nhẹ và vừa sau 5 ngày dùng. Tại Việt Nam, thuốc đã được sử dụng thí điểm trong chương trình điều trị có kiểm soát tại TP.HCM, với 200 F0 đã sử dụng thuốc.Lô hàng đầu tiên gồm 300.000 viên dự kiến sẽ về đến TP.HCM trưa nay 23-8.Đồ họa: NGỌC THÀNHThêm 3.000 nhân lực y tế chi viện TP.HCM, Bình Dương, Long An và Đồng ThápTrong số này, có 1.800 người đã có mặt tại 4 tỉnh thành nói trên từ tối 22-8, trong tuần tới sẽ có 1.150 người từ ĐH Y Hà Nội, ĐH Dược Hà Nội, Học viện Y dược học cổ truyền, ĐH Y dược Thái Bình và ĐH Y dược Hải Phòng sẽ có mặt tại 4 tỉnh thành kể trên.Số nhân lực này sẽ được bổ sung cùng lực lượng lấy mẫu xét nghiệm tại chỗ của TP. Bên cạnh đó, 8 bệnh viện trực thuộc bộ đã lên danh sách cử 450-500 y bác sĩ, kỹ thuật viên, chuyên gia vào TP.HCM, Bình Dương, Long An và Đồng Tháp chống dịch. TP.HCM vận hành “ATM oxy” hoạt động từ 8h-17h hằng ngàyĐể kiểm soát dịch bệnh từ 0h ngày 23-8, TP.HCM đã tăng cường thực hiện 5 nhóm giải pháp, kiểm soát nghiêm hơn nữa các nhóm đối tượng được phép lưu thông trên đường. Ngành y tế TP.HCM khuyến cáo mỗi người dân bình tĩnh và chung sức cùng thành phố thực hiện các quy định phòng chống dịch; dùng thuốc đúng cách trong điều trị và học cách tự theo dõi, chăm sóc sức khỏe bản thân khi thực hiện cách ly tại nhà.Ngày 21-8, Sở Y tế TP.HCM đã được trao 1.000 bình oxy loại 40 lít/bình hỗ trợ kịp thời cho công tác điều trị, cấp cứu bệnh nhân COVID-19. Đây là hoạt động trong chuỗi chương trình “ATM oxy” do Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam chủ trì triển khai từ tháng 8-2021. Các “ATM oxy” hoạt động từ 8h-17h hằng ngày, cung cấp máy tạo oxy, bình oxy hỗ trợ công tác chăm sóc sức khỏe của hệ thống bệnh viện, cơ sở y tế cũng được thuận lợi hơn, mục tiêu giúp bệnh nhân đang điều trị COVID-19 sớm hồi phục.Trong 14 ngày tới, TP.HCM sẽ tổ chức xét nghiệm kháng nguyên mẫu đơn cho toàn bộ người dân trong ‘vùng cam’ và ‘vùng đỏ’ gồm TP Thủ Đức và các quận 8, 12, Gò Vấp, Bình Tân, Bình Thạnh, huyện Bình Chánh, Hóc Môn. Từ ngày 22-8, TP.HCM đã triển khai rộng việc hướng dẫn người dân tự test nhanh tại nhà. Theo đó, các hộ gia đình ở vùng vàng, cam, đỏ hướng dẫn làm test nhanh, các gia đình ở vùng xanh sẽ được triển khai xét nghiệm bằng PCR mẫu gộp.Tư thế nằm sấp giúp giảm nguy cơ tử vong ở bệnh nhân COVID-19Một nghiên cứu toàn cầu đăng trên tạp chí The Lancet ngày 22-8 cho thấy các bệnh nhân COVID-19 bệnh nặng sẽ ít có nguy cơ tử vong hoặc cần thở máy xâm nhập nếu họ nằm sấp khi thở oxy.Nghiên cứu được thực hiện trên 1.000 bệnh nhân tại các bệnh viện thuộc 6 quốc gia, gồm Mỹ, Canada, Mexico, Pháp, Tây Ban Nha và Ireland trong giai đoạn từ tháng 4-2020 đến tháng 1-2021.Cụ thể, kỹ thuật này cho thấy sẽ giúp cải thiện đáng kể mức oxy máu bệnh nhân. Thời gian bệnh nhân duy trì tư thế này càng lâu, hiệu quả sẽ càng cao và khả năng cần phải thở máy xâm nhập giảm. Kỹ thuật này cũng an toàn cho bệnh nhân.Trong khi đó, dịch bệnh tiếp tục căng thẳng ở Đông Nam Á và nhiều nơi trên thế giới. Malaysia ghi nhận thêm 19.807 ca mắc COVID-19 mới trong ngày 22-8, còn Philippines có thêm 16.044 ca mắc mới COVID-19.Tại Campuchia, biến thể Delta đã lan ra 23 trên tổng số 25 tỉnh với thêm 163 ca nhiễm biến thể này được phát hiện ngày 22-8. Bộ Y tế Lào cùng ngày ghi nhận 305 ca mắc mới, gồm 81 ca lây nhiễm cộng đồng và 224 ca nhập cảnh.Trung tâm Xử lý tình hình dịch COVID-19 Thái Lan (CCSA) cho biết nước này có thêm 19.014 ca mới và 233 ca tử vong, thấp nhất kể từ đầu tháng 8-2021. Các quan chức Thái Lan cho biết đang có những dấu hiệu tích cực cho thấy nước này đã qua mức đỉnh và số ca bệnh có thể sẽ tăng chậm trong thời gian tới.Tại Nhật Bản, thủ đô Tokyo có thêm 4.392 ca mắc mới COVID-19, số ca cao nhất từ trước tới nay được ghi nhận trong ngày chủ nhật. Tỉ lệ mắc COVID-19 trung bình trong 7 ngày qua ở Tokyo là 4.732,9 ca/ngày, tăng 11% so với tuần trước, theo Japan Times. Trước đó, Nhật Bản ghi nhận 25.492 ca trên toàn quốc vào ngày 22-8, ngày thứ 3 liên tiếp có số ca vượt mốc 25.000. 9/47 tỉnh ở nước này có số ca tăng kỷ lục. Ông Shigeru Omi, lãnh đạo ban cố vấn chính phủ về COVID-19, đã kêu gọi các bác sĩ chưa từng điều trị cho bệnh nhân COVID-19 cùng tham gia chống dịch.Trong khi đó, Bộ Y tế Israel công bố kết quả nghiên cứu cho thấy liều vắc xin bổ sung của Hãng Pfizer giúp nâng cao khả năng bảo vệ khỏi lây nhiễm và bệnh nặng ở những người trên 65 tuổi. Nước này mới đây đã quyết định mở rộng đối tượng được tiêm liều 3 cho những người từ 40 tuổi trở lên. TRẦN PHƯƠNG
[ad_2]