Số ca tử vong vì COVID-19 trên thế giới vượt ngưỡng 5 triệu

[ad_1]

Một y tá đến thăm phòng hồi sức cấp cứu của một bệnh nhân COVID-19 tại thành phố Oklahoma, tiểu bang Oklahoma, Mỹ – Ảnh: REUTERSPhân tích của Reuters cho thấy nếu mốc 2,5 triệu ca tử vong đầu tiên đã được ghi nhận trong hơn một năm kể từ khi bùng phát dịch, thì mốc 2,5 triệu ca tiếp theo được ghi nhận chỉ trong 236 ngày. Hơn một nửa số ca tử vong toàn cầu được ghi nhận ở Mỹ, Brazil, Ấn Độ, Nga và Mexico. Trong tuần qua, trung bình 8.000 ca tử vong được ghi nhận mỗi ngày trên toàn cầu, tức là 5 ca/phút. Số liệu của Reuters cao hơn một chút so với số liệu trên trang thống kê worldometers.info. Tính đến 11h ngày 2-10 (theo giờ Việt Nam), số ca tử vong trên thế giới theo trang thống kê worldometers.info là 4.805.876 ca. Reuters dẫn số liệu từ trang thống kê Our World in Data cho thấy hơn một nửa thế giới hiện đã được tiêm ít nhất một mũi vắc xin ngừa COVID-19. Đây là kết quả của những nỗ lực không ngừng nghỉ ở các cấp quốc tế cũng như từng quốc gia. Trên phạm vi quốc tế, hoạt động hợp tác, chia sẻ vắc xin, đặc biệt thông qua cơ chế toàn cầu COVAX, đang được thúc đẩy mạnh mẽ. Tại Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về COVID-19, diễn ra ngày 22-9 tại New York (Mỹ) nhân tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Mỹ thông báo sẽ ủng hộ thêm 500 triệu liều vắc xin của Hãng Pfizer/BioNTech cho các nước trên thế giới, nâng tổng số vắc xin nước này viện trợ cho quốc tế lên 1,1 tỉ liều. Nhật Bản cũng cam kết sẽ cung cấp bổ sung 30 triệu liều vắc xin COVID-19, qua đó nâng tổng số vắc xin viện trợ cho các nước lên 60 triệu liều. Ý tuyên bố cung cấp 45 triệu liều vắc xin COVID-19 trước cuối năm nay, gấp 3 lần cam kết ban đầu. Tại kỳ họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khóa 76, các nhà lãnh đạo thế giới đặt mục tiêu tham vọng, theo đó đến thời điểm tổ chức khóa họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 2022 sẽ có 70% dân số thế giới được tiêm vắc xin. Theo Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres, thế giới chỉ có thể đạt được mục tiêu này nếu có ý chí chính trị và tinh thần hợp tác để có thể cùng nhau thích ứng an toàn với COVID-19.Nhật Bản bắt đầu thử nghiệm việc áp dụng chứng nhận tiêm chủngTừ tháng 10 này, Chính phủ Nhật Bản sẽ bắt đầu thí điểm sử dụng chứng nhận tiêm vắc xin COVID-19 như là điều kiện để tới nhà hàng và một số địa điểm công cộng khác.Theo đó, những người tới nhà hàng, sân vận động, sự kiện âm nhạc quy mô nhỏ và nhà hát buộc phải trình chứng nhận tiêm đủ liều vắc xin hoặc có xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ trước đó, đồng thời phải khai báo y tế. Giới chức Nhật Bản nhấn mạnh biện pháp này nhằm xem xét liệu việc kiểm tra chứng nhận tiêm chủng hoặc chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính có khả quan hay không. Trước mắt, việc kiểm tra chứng nhận tiêm phòng và chứng nhận xét nghiệm sẽ thí điểm tại 13 tỉnh gồm Hokkaido, Saitama, Chiba, Kanagawa, Aichi, Ishikawa, Shiga, Kyoto, Osaka, Hyogo, Fukuoka, Kumamoto và Okinawa.Theo giới chức Nhật Bản, việc thí điểm áp dụng chứng nhận tiêm chủng là nhằm hạn chế áp dụng các biện pháp hạn chế trên diện rộng và tạo điều kiện nối lại các hoạt động kinh tế kể cả trong trường hợp xảy ra làn sóng dịch mới trong trương lai. Chính phủ Nhật Bản cũng có kế hoạch thử nghiệm áp dụng những chứng nhận này trong lĩnh vực du lịch trong thời gian tới.Theo kế hoạch, Nhật Bản cũng sẽ triển khai việc kiểm tra chứng nhận tiêm phòng tại các sự kiện quy mô lớn từ ngày 6-10 tại một trận đấu bóng đá ở giải J-League diễn ra tại tỉnh Aichi. Dự kiến, hơn 10.000 cổ động viên sẽ tới xem trận đấu này. Giới chức Nhật Bản nói rõ đối với các sự kiện trực tiếp quy mô lớn như vậy, nhà chức trách sẽ áp dụng công nghệ giúp xác định mật độ người tham gia, độ ồn của đám đông và tỉ lệ người đeo khẩu trang.Những biện pháp mới trên được đưa ra sau khi Chính phủ Nhật Bản dỡ bỏ hoàn toàn tình trạng khẩn cấp và các biện pháp phòng dịch trọng điểm vào ngày 30-9, đúng theo thời hạn dự kiến ban đầu khi mà số ca mắc mới tại quốc gia này giảm mạnh trong nhiều tuần qua. Đây là lần đầu tiên kể từ ngày 4-4, toàn bộ 47 địa phương của Nhật Bản không còn duy trì các biện pháp chống COVID-19 nghiêm ngặt và từng bước chuyển sang giai đoạn bình thường mới.Chứng nhận tiêm vắc xin COVID-19 giả được chào bán tràn lan ở CanadaTrong bối cảnh chính quyền các tỉnh bang và nhà tuyển dụng lao động trên toàn Canada đang tăng cường các biện pháp hạn chế đối với người chưa tiêm chủng và đề xuất áp dụng hộ chiếu vắc xin, nhiều đối tượng tội phạm trên mạng đang đẩy mạnh kiếm tiền bằng việc chào bán các loại chứng nhận tiêm chủng vắc xin giả trên mạng Internet.Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, trên nền tảng Telegram, nhóm tội phạm đưa ra giá và các cam kết với nhiều dạng khác nhau như chào bán các thẻ chứng nhận tiêm vắc xin hoặc mã QR tại Manitoba và Bristish Colombia, với giá 200 CAD, trong đó khách hàng có thể thanh toán bằng đồng tiền số Bitcoin và Ethereum. Chúng cam kết sẽ giao tài liệu giả trong vòng 48 giờ qua đường bưu điện hoặc trong một vài giờ đối với chứng nhận điện tử. Các đối tượng tội phạm chào bán các tài liệu chứng minh tiêm chủng trên điện thoại thông minh được nhiều tỉnh bang sử dụng giống như chứng nhận thật. Một số đối tượng còn tuyên bố có thể chuyển các dữ liệu từ chứng nhận giả vào dữ liệu của chính phủ liên bang. Một đối tượng tại tỉnh Ontario đã cung cấp hình ảnh của mẫu chứng nhận tiêm chủng giống với các mẫu được cấp bởi nhiều cơ sở y tế tiêm chủng ở Ontario. Một đối tượng khác tại Montreal, sở hữu kênh thông tin có khoảng 320.065 người đăng ký, đã chào bán chứng nhận tiêm chủng giả từ nhiều cơ quan có thẩm quyền trên toàn thế giới.Cơ quan Y tế tỉnh bang Manitoba cho biết dữ liệu phải được cập nhật vào hệ thống quản lý dữ liệu sức khỏe cộng đồng (PHIMS) và do các nhân viên chính phủ thực hiện dựa trên thông tin về địa chỉ nơi ở và thông tin tiêm chủng. Bất cứ ai chưa tiêm chủng ở Manitoba cố tình hoặc điền các thông tin vào mục đã tiêm chủng có thể bị phạt số tiền gần 1.300 CAD.

[ad_2]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous post California có thể buộc học sinh tiêm vắc xin ngừa COVID-19 từ học kỳ tới
Next post Quận 3 điều trị F0: ‘Mỗi tổ dân phố là 1 giường bệnh, mỗi phường là 1 khoa…’