Tại sao ca nhiễm ở Singapore đột ngột tăng cao?

[ad_1]

Một tấm bảng có mã QR để quét giúp truy vết tiếp xúc đặt bên đường, người dân đi ra ngoài ăn trưa ở khu Raffles Place, Singapore hôm 14-9 – Ảnh: AFPĐến nay, Singapore (hơn 5,7 triệu dân) là một trong những quốc gia có tỉ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới. Theo Bộ Y tế Singapore, tính đến ngày 15-9, có 82% dân số Singapore đã tiêm vắc xin COVID-19 đầy đủ 2 liều và 84% đã tiêm ít nhất 1 liều.Tuy nhiên, số ca nhiễm ở nước này đột ngột tăng cao gần đây. Hôm 16-9, Singapore công bố ghi nhận 910 ca nhiễm mới (gồm 803 ca trong cộng đồng). Đây là mức tăng trong ngày cao nhất trong hơn 1 năm qua kể từ ngày 1-5-2020, theo báo Straits Times.Tròn một tháng trước, ngày 16-8, Singapore ghi nhận chỉ 53 ca nhiễm mới trong ngày (trong đó có 48 ca nhiễm trong cộng đồng). Hôm 9-9, Singapore có 457 ca mắc mới (gồm 450 ca nhiễm trong cộng đồng), tăng gấp đôi so với con số 219 ca nhiễm mới (hôm 3-9) của tuần trước đó.Theo Bộ Y tế Singapore, đây là lần đầu tiên Singapore trải qua làn sóng lây nhiễm “gia tăng theo cấp số nhân” trong cộng đồng. Giới chức nước này cho rằng tình trạng ca nhiễm tăng cao hiện nay “đáng lo ngại”, theo Đài Channel News Asia.Số ca nhiễm mới trong cộng đồng ở Singapore trong tháng qua – Đồ họa: STRAITS TIMES”Mọi quốc gia mở cửa đều phải đối mặt với những làn sóng lây nhiễm như vậy. Với chúng tôi, làn sóng lây nhiễm này đang diễn ra nhanh hơn chúng tôi dự đoán” – ông Lawrence Wong, bộ trưởng tài chính kiêm đồng chủ tịch lực lượng liên bộ điều phối ứng phó dịch COVID-19 của Singapore, phát biểu.Ông Lawrence Wong cảnh báo: “Chúng ta (Singapore) sẽ sớm ghi nhận 1.000 ca nhiễm mỗi ngày. Trong vài tuần nữa, có thể chúng ta sẽ tiến tới mức 2.000 ca nhiễm mới mỗi ngày”.Phó giáo sư Kenneth Mak (giám đốc các dịch vụ y tế thuộc Bộ Y tế Singapore) cho rằng ca nhiễm mới tăng gấp đôi mỗi tuần hiện nay ở Singapore phản ánh tình trạng lây lan trong cộng đồng đang diễn ra khi các biện pháp hạn chế được nới lỏng.Với thêm nhiều hoạt động xã hội diễn ra, Bộ Y tế Singapore phát hiện các ca nhiễm tại nơi làm việc, trong các gia đình và cộng đồng. Việc nhiều người bỏ khẩu trang và tăng tiếp xúc gần với nhau có thể đã làm số ca nhiễm tăng nhanh.”Ngoài ra, các vụ vi phạm những biện pháp quản lý an toàn và việc tuân thủ kém yêu cầu đeo khẩu trang trong một số trường hợp có thể đã góp phần khiến dịch lây lan” – phó giáo sư Kenneth Mak chỉ ra.

[ad_2]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous post Anh thử nghiệm tiêm trộn vắc xin COVID-19 ở trẻ em
Next post TP.HCM: Tỉ lệ F0 ở vùng vàng, cận xanh và xanh tăng mạnh