Tăng cấp độ dịch, kéo giảm ra sao?
[ad_1]
Nhân viên y tế cấp phát túi thuốc cho một ca F0 đang cách ly tại nhà ở TP.HCM – Ảnh: X.MAISự gia tăng này có phải đều nằm trong dự báo? Các địa phương làm gì để ứng phó tình hình dịch hiện tại, kéo giảm cấp độ dịch về mức thấp nhất?Người nhiễm chủ yếu trong các doanh nghiệpTại huyện Củ Chi, bà Phạm Thị Thanh Hiền – chủ tịch UBND huyện – cho biết huyện Củ Chi đã bước vào giai đoạn bình thường mới từ ngày 15-9 nên có nhiều thời gian chuẩn bị, dự báo các tình huống dịch có thể xảy ra khi TP bắt đầu mở cửa (ngày 1-10).Theo bà Hiền, dịch COVID-19 đang có xu hướng “dịch chuyển” về những vùng trước đây có tỉ lệ người dân nhiễm thấp, trong đó có Củ Chi. Hiện số ca F0 trên địa bàn huyện chủ yếu là công nhân làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất, chỉ có số ít ở cộng đồng.Huyện đã chủ động các giải pháp y tế như tổ chức tập huấn đầy đủ các biện pháp y tế cho 178 tổ chăm sóc F0 cộng đồng, cung cấp tài liệu hướng dẫn chăm sóc y tế tại nhà cho F0, chuẩn bị các giải pháp cấp cứu kịp thời đối với F0 chuyển nặng. Đồng thời huyện chủ động làm việc với ban quản lý các khu công nghiệp, các doanh nghiệp trú đóng ở địa bàn về phương án phối hợp trong công tác phòng chống dịch và hỗ trợ cách ly, chăm sóc F0 tại doanh nghiệp.Song đó, đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin đủ 2 mũi cho người từ 18 tuổi trở lên (trong đó tiêm cho tất cả những người vừa mới trở lại làm việc tại địa phương) và đã tiêm trên 99% trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi.”Huyện dự báo được tình huống, có các biện pháp “chiến đấu” vì thế huyện không bị động hay gặp nhiều khó khăn. Việc mở cửa là cần thiết và phải chấp nhận số ca nhiễm tăng. Điều quan trọng là phải chuẩn bị lực lượng y tế chăm sóc, thăm khám F0 cách ly tại nhà, tránh trường hợp chuyển nặng và tử vong”, bà Hiền nói.Bà Hiền cho rằng việc huyện tăng cấp độ dịch (từ vùng xanh sang vàng) không hoàn toàn xấu mà đây là hồi chuông báo động ban chỉ đạo phòng chống dịch không được lơ là, mất cảnh giác, cũng là cách tuyên truyền người dân cần nâng cao ý thức phòng chống dịch COVID-19 hơn nữa.Còn tại quận Gò Vấp, ông Nguyễn Trí Dũng – chủ tịch UBND quận – cho biết việc quận nâng cấp độ dịch so với tuần trước nằm trong dự báo. Giải thích nguyên nhân, ông Dũng cho rằng khi TP mở cửa thì việc giao thương, tiếp xúc, đi lại nhiều hơn, trong khi đó dân số quận Gò Vấp rất đông, người dân lại năng động, lao động và học tập ở nhiều nơi.Để kéo giảm trở lại cấp độ 1 ban đầu, quận Gò Vấp tiếp tục tăng cường quản lý, chăm sóc, điều trị ca F0 đang cách ly tại nhà và các cơ sở y tế. Đồng thời, tổ chức xét nghiệm tầm soát đối với những nhóm người, khu vực có nguy cơ cao; tiêm vét vắc xin cho những người chưa được tiêm và tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm các cá nhân, tổ chức vi phạm quy định phòng chống dịch.Về cơ sở vật chất để phục vụ chăm sóc, cách ly F0 không đủ điều kiện cách ly tại nhà hoặc chuyển nặng, ông Dũng cho hay bên cạnh khu cách ly tập trung của quận còn có thêm các khu cách ly tại các phường gắn liền với trạm y tế lưu động. Đây là điểm khác biệt của quận Gò Vấp so với các địa phương khác, giúp việc chăm sóc bệnh nhân F0 được tốt hơn, kịp thời hơn.Mặc dù đã có nhiều phương án ứng phó dịch bệnh đang được triển khai nhưng ông Nguyễn Trí Dũng cho hay hiện quận Gò Vấp gặp nhiều khó khăn khi dân số tại quận đông mà nhân lực y tế cơ sở còn thiếu, phải làm nhiều việc khác nhau. Để “giải tỏa” áp lực này, quận đã tổ chức, sắp xếp nhân sự lại tại các trạm y tế, đồng thời đưa lực lượng của quận về hỗ trợ cũng như kêu gọi thêm các cơ sở y tế tư nhân, các đoàn thể, tình nguyện viên…Một tình nguyện viên chuẩn bị liên hệ một ca F0 không đủ điều kiện cách ly tại nhà để chuyển đến khu cách ly tập trung trên địa bàn quận Gò Vấp (TP.HCM) – Ảnh: X.MAICấp độ 3 làm gì?Cần Giờ là địa phương duy nhất ở cấp độ 3 trong 2 tuần qua. Ông Nguyễn Ngọc Xuân, phó chủ tịch UBND huyện Cần Giờ, cho biết số ca F0 trên địa bàn tăng nằm trong dự kiến của huyện khi TP mở cửa. Khi địa phương tăng cấp độ dịch, ban chỉ đạo huyện và các xã “vận hành” theo nghị quyết 128 của Chính phủ, điều chỉnh các hoạt động phù hợp theo cấp độ dịch.”Thể hiện rõ nhất là số lượng người đến huyện Cần Giờ đã giảm khoảng một nửa từ khi tăng cấp độ dịch. Điều này cho thấy vai trò công tác truyền thông, người dân ở các địa phương khác cũng nắm được tình hình dịch của huyện nên đã hạn chế di chuyển về, góp phần giúp huyện từng bước khống chế dịch bệnh”, ông Xuân nói.Ông Xuân cho biết thêm hiện tổng số dân của huyện rất ít, chỉ 76.000 người (chưa bằng một phường ở một số quận khác). Do đó, khi tính số ca nhiễm trên 100.000 dân thì chỉ cần huyện ghi nhận 38 ca F0 đã tăng lên cấp độ 2. “Số ca nhiễm không nhiều. Huyện vẫn đang khống chế được dịch, quản lý F0 tốt nhưng theo quy định của các tiêu chí đánh giá thì huyện tăng cấp độ”, ông Xuân chia sẻ.Sở Y tế TP.HCM mới đây có văn bản gửi các đơn vị liên quan về việc tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 đợt 2 cho trẻ 12 – 17 tuổi từ ngày 22-11. Thời gian tiêm chủng đợt 2 là từ ngày 22 đến 28-11 cho 2 nhóm đối tượng.Thứ nhất là tiêm mũi 2 cho trẻ 12 – 17 tuổi sinh sống, học tập tại TP.HCM và đã tiêm mũi 1 đủ thời gian (kể cả trẻ tiêm mũi 1 tại tỉnh thành khác). Thứ hai là tiêm mũi 1 cho trẻ 12 – 17 tuổi sống và học tập tại TP.HCM nhưng chưa tiêm trong đợt 1 do phải hoãn tiêm, mới tròn 12 tuổi, mới đồng thuận tham gia tiêm chủng, mới trở về TP.HCM…
[ad_2]