Thái Lan bồi thường nếu trẻ bị tác dụng phụ vắc xin COVID-19

[ad_1]

Thái Lan dự kiến mở cửa trường học cho học sinh học trực tiếp từ học kỳ 2 năm học 2021 – Ảnh: BloombergBáo Bangkok Post – nơi đăng thông tin này ngày 24-9 không nói rõ mức bồi thường cụ thể, nhưng nhà chức trách cho biết dữ liệu hiện nay cho thấy khả năng bị tác dụng phụ do tiêm vắc xin Pfizer ở trẻ em là rất thấp. Trích dẫn dữ liệu ở Mỹ, nhà chức trách Thái Lan cho biết vắc xin COVID-19 của Pfizer có thể gây viêm tim ở các trẻ trai, từ 0-19 tuổi, chủ yếu sau khi tiêm liều thứ hai. Tỉ lệ gặp tình trạng này là 1/1 triệu trường hợp tiêm vắc xin Pfizer và đều hồi phục sau đó.Bộ Giáo dục Thái Lan cho biết đang phối hợp với Cơ quan Kiểm soát dịch bệnh để đẩy nhanh tiêm vắc xin COVID-19 cho 210.000 giáo viên ở các trường trung học cơ sở.Học sinh từ 12-17 tuổi sẽ được tiêm vắc xin Moderna và Pfizer nếu phụ huynh đồng ý.Việc tiêm vắc xin cho học sinh dự kiến hoàn thành vào khoảng giữa tháng 11-2021. Đây là biện pháp để học sinh có thể quay lại học trực tiếp tại trường an toàn từ học kỳ 2 năm nay. Hiện học sinh ở Thái Lan đang học trực tuyến. Theo số liệu công bố ngày 24-9 của Bộ Y tế Thái Lan, tính đến hết ngày 23-9, nước này có thêm 12.697 ca nhiễm COVID-19 mới, giảm hơn 500 ca so với một ngày trước đó và có 132 trường hợp tử vong. Cũng liên quan đến Thái Lan, báo Bangkok Post cho biết ủy ban quốc gia về bệnh truyền nhiễm của nước này sẽ kiến nghị rút ngắn thời gian cách ly với du khách quốc tế để vực dậy ngành du lịch và kinh tế nói chung.Nếu dự thảo được thông qua, các nhóm du khách quốc tế được lựa chọn sẽ chỉ phải cách ly từ 7-10 ngày thay vì 14 ngày như hiện nay.Du khách đã tiêm đủ hai liều vắc xin và có kết quả xét nghiệm PCR âm tính sẽ cách ly 7 ngày. Khách không có chứng nhận tiêm vắc xin sẽ cách ly trong 10 ngày. Họ sẽ phải xét nghiệm PCR khi nhập cảnh (bằng đường hàng không) và trước khi kết thúc cách ly.

[ad_2]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous post Chủ tịch nước nhận cam kết quan trọng từ Mỹ và Pfizer về vắc xin COVID-19
Next post Việt Nam sản xuất thành công lô vắc xin Sputnik V đầu tiên