Tháng 10 có thể thêm 34 triệu liều, cuối năm vắc xin COVID-19 càng về nhanh, nhiều

[ad_1]

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Tổ trưởng Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vắc xin – Ảnh: Bộ Ngoại giaoNgày 13-10, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn – tổ trưởng Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vắc xin – đã có cuộc họp đánh giá kết quả công tác ngoại giao vắc xin thời gian qua.Các báo cáo của Bộ Ngoại giao và Bộ Y tế cho thấy trong tháng 9, tháng 10 và đến cuối năm 2021, số lượng vắc xin COVID-19 về Việt Nam tăng nhanh liên tục. Tính đến 13-10, Việt Nam đã tiếp nhận khoảng 90 triệu liều vắc xin. Dự kiến, trong tháng 10, có thể tiếp nhận thêm khoảng 34 triệu liều. Đến cuối năm 2021, số lượng vắc xin về Việt Nam tiếp tục nhiều hơn nữa.Tổ công tác cũng tham mưu, kiến nghị Chính phủ đẩy mạnh hợp tác về công nghệ sản xuất vắc xin và hỗ trợ quá trình sản xuất, thử nghiệm vắc xin trong nước, kết nối nhập một số loại thuốc điều trị COVID-19.Một số công ty của Việt Nam đã hợp tác với các hãng của Mỹ, Nga, Nhật Bản để nhận chuyển giao công nghệ, thử nghiệm và sản xuất vắc xin công nghệ mới mRNA, đóng lọ thành phẩm vắc xin Sputnik V. Công ty Nanogen của Việt Nam đạt thỏa thuận hợp tác với Ấn Độ về thử nghiệm và hợp tác sản xuất vắc xin.Việt Nam cũng tiếp nhận số lượng lớn trang thiết bị y tế thiết yếu trị giá hàng chục triệu USD từ nhiều đối tác, tổ chức quốc tế và kiều bào trao tặng, kịp thời phục vụ điều trị trong giai đoạn số lượng ca mắc tăng cao, góp phần giảm áp lực cho hệ thống y tế.Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh và đại diện các bộ, ngành cho rằng vắc xin trong giai đoạn vừa qua có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp giảm tỉ lệ nhiễm bệnh và tử vong và chuyển đổi chiến lược ứng phó với dịch bệnh.Đến nay, Việt Nam đã tiêm mũi 1 cho hơn 54% dân số trên 18 tuổi và tiêm đủ 2 mũi cho khoảng hơn 22% dân số.Từ nay đến cuối năm, Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vắc xin sẽ tiếp tục vận động, đôn đốc, bảo đảm các đối tác chuyển giao vắc xin theo đúng cam kết, tham mưu cho Chính phủ về kế hoạch tổng thể về nhu cầu vắc xin cho năm 2022.Tổ công tác cũng thúc đẩy hợp tác quốc tế trong sản xuất vắc xin để hỗ trợ phát triển vắc xin trong nước, bảo đảm nguồn cung ổn định và tự chủ lâu dài về vắc xin, đẩy mạnh tiếp cận các loại thuốc đặc trị COVID-19.

[ad_2]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous post Bạn đang ở vùng xanh, vàng, cam hay đỏ theo phân loại mới của Bộ Y tế
Next post Lết đi lết lại cái chân đau vì test COVID-19