Tin sáng 18-11: Từ vùng ‘vàng, cam, đỏ’ đến Hà Nội phải cách ly, theo dõi sức khỏe, xét nghiệm 2 lần

[ad_1]

Nhân viên y tế làm việc tại Bệnh viện hồi sức COVID-19 TP Thủ Đức – Ảnh: DUYÊN PHANTheo Bộ Y tế, thời gian qua độ phủ vắc xin đã tăng lên, số mắc COVID-19 khỏi bệnh xấp xỉ 900.000 người. Số này “có nguy cơ thấp hơn về khả năng bị nhiễm và mức độ nghiêm trọng của bệnh nếu mắc COVID-19”, vì vậy đề nghị các tỉnh thành cho ý kiến về điều chỉnh ngày cách ly y tế.Bộ Y tế đề nghị F1 là người đã tiêm đủ mũi, điều trị khỏi COVID-19 trong vòng 6 tháng được cách ly y tế tại nhà trong 7 ngày và theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo. Người chưa tiêm đủ mũi hoặc chưa tiêm chủng, thời gian cách ly đề nghị cho ý kiến là 10-14 ngày, sau đó tiếp tục theo dõi sức khỏe. So với hiện hành, số ngày cách ly y tế (tại nhà) của F1 đã tiêm chủng hoặc khỏi COVID-19 được đề nghị giảm xuống 1/2.Đồ họa: NGỌC THÀNHCó tình trạng cấp vắc xin nhiều nhưng tiêm chậmTính đến ngày 17-11, trong số trên 136 triệu liều vắc xin tiếp nhận, Bộ Y tế đã cấp cho các tỉnh trên 126 triệu liều. Theo ông Đỗ Xuân Tuyên – thứ trưởng Bộ Y tế – “vắc xin về tới đâu là Bộ Y tế phân bổ ngay tới đó”, các tỉnh thành phải “vắc xin về tới đâu tiêm ngay tới đó”.Sở dĩ có nhắc nhở này, theo Bộ Y tế, là đang có tình trạng tiêm chậm ở nhiều tỉnh thành, số đã tiêm mới đạt trên 102 triệu. Tính riêng số vắc xin đã phân bổ thì còn khoảng 24 triệu liều “trong kho”. Tính chung thì còn khoảng 34 triệu liều trong kho.Một số tỉnh thành tuy chưa đạt về độ bao phủ tiêm chủng cho người từ 18 tuổi trở lên đã triển khai tiêm chủng cho trẻ em, hoặc được phân bổ vắc xin nhưng tiêm chậm, nhận thông báo phân bổ vắc xin nhưng cứ để vắc xin tồn kho khu vực, hoặc chậm cập nhật dữ liệu tiêm chủng.4 tỉnh thành có tỉ lệ tiêm thấp, như Nam Định đã được phân bổ hơn 1,88 triệu liều, đến nay mới tiêm được hơn 1,02 triệu liều; Thanh Hóa được phân bổ 3,45 triệu liều, mới tiêm được hơn 1,88 triệu liều; Nghệ An được phân bổ 3,78 triệu liều, hiện mới tiêm được 2,83 triệu liều; Sơn La được phân bổ 634.000 liều, đã tiêm được 583.000 liều.Hà Nội xét nghiệm sàng lọc ngoài cộng đồng cho người dân – Ảnh: NAM TRẦNTP.HCM củng cố chất lượng điều trị, hạn chế ca tử vong thấp nhấtSở Y tế TP.HCM đã có văn bản gửi các đơn vị liên quan về việc phân công hỗ trợ chuyên môn giữa Trung tâm hồi sức tích cực điều trị COVID-19 và Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19.Để tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng điều trị, hạn chế thấp nhất tỉ lệ tử vong, Sở Y tế đề nghị các bệnh viện, trung tâm hồi sức tuyến trên phụ trách chuyên môn về hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 cho các cơ sở y tế trên địa bàn.Hỗ trợ chuyên môn cho các quận, huyện, thành phố trong thực hiện quản lý, điều trị người nghi nhiễm, nhiễm COVID-19 được quản lý và điều trị tại nhà. Các bệnh viện tuyến dưới chủ động liên hệ các bệnh viện tuyến trên để được hỗ trợ chuyên môn.Giám đốc các bệnh viện, trung tâm y tế TP Thủ Đức và các quận, huyện căn cứ vào tình hình số F0 tại các cơ sở y tế trên địa bàn chủ động liên hệ với các bệnh viện dã chiến của thành phố được phân công phụ trách để chuyển người bệnh khi có yêu cầu, đồng thời tiếp nhận các F0 đã điều trị ổn định từ các bệnh viện dã chiến của TP chuyển về.Tiêm vắc xin cho học sinh tại Trường THCS Hà Huy Tập, quận Bình Thạnh, TP.HCM chiều 29-10 – Ảnh: QUANG ĐỊNHHà Nội hướng dẫn cách ly, xét nghiệm thế nào?Từ ngày 17-11, Hà Nội điều chỉnh công tác thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19 và cách ly người từ các tỉnh thành có dịch đến Hà Nội. Trong đó thí điểm điều trị F0 nhẹ, ít triệu chứng tại các cơ sở thu dung được đặt tại:- Trung tâm Văn hóa – thể thao phường Thạch Bàn, quận Long Biên: 150 giường;- Trường THCS Tiền Yên, huyện Hoài Đức: 300 giường (trường mới xây dựng, chưa bàn giao đón học sinh);- Phòng khám đa khoa Minh Phú, huyện Sóc Sơn: 200 giường;- Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên huyện Thanh Trì: 300 giường;-  Trường mầm non Lê Thanh A, xã Lê Thanh, huyện Mỹ Đức: 200 giường.Sau thời gian thí điểm, Hà Nội sẽ mở rộng cơ sở thu dung điều trị người bệnh COVID-19 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ tại cấp quận, huyện, thị xã.Người đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi COVID-19 đi về từ vùng đỏ và cam hoặc các tỉnh, thành có số ca mắc cao như TP.HCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai…, Hà Nội yêu cầu cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú 7 ngày, thay cho tự theo dõi sức khỏe tại nhà; xét nghiệm 2 lần vào ngày thứ nhất và ngày thứ 7 thay cho chỉ xét nghiệm 1 lần vào ngày thứ nhất như trước đây.Người tiêm chưa đủ liều hoặc chưa tiêm vắc xin COVID-19 đi về từ khu vực cam: cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú 7 ngày, tiếp tục tự theo dõi sức khỏe tại nhà hoặc nơi lưu trú trong 7 ngày tiếp theo và luôn thực hiện biện pháp 5K; xét nghiệm 2 lần vào ngày thứ nhất và ngày thứ 7 từ khi tới Hà Nội (thay cho việc tự theo dõi sức khỏe tại nhà và không chỉ định xét nghiệm).Những người đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 về Hà Nội từ khu vực nguy cơ (cấp độ 2): Tự theo dõi sức khỏe tại nhà trong vòng 7 ngày, xét nghiệm 1 lần vào ngày thứ nhất.Những người chưa tiêm, tiêm chưa đủ liều vắc xin COVID-19 đi về từ khu vực nguy cơ trung bình (cấp độ 2): Tự theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày; xét nghiệm 2 lần vào ngày thứ nhất và ngày thứ 7. Tất cả các trường hợp trên ngay khi về đến Hà Nội phải khai báo y tế và thông báo, cam kết với chính quyền địa phương.So với yêu cầu hiện hành trong nghị quyết 128 của Chính phủ và hướng dẫn 4800 của Bộ Y tế về thích ứng an toàn với dịch COVID-19 thì yêu cầu này là cao hơn và theo quy định phải báo cáo Chính phủ, Bộ Y tế, tuy nhiên theo thông tin của Tuổi Trẻ Online, trước đây Hà Nội từng có văn bản hỏi, nhưng Bộ Y tế có phúc đáp yêu cầu áp dụng đúng 128 và 4800. Với việc yêu cầu cách ly kể trên của Hà Nội sẽ ảnh hưởng nhiều đến đi lại, công tác, đặc biệt là công tác ngắn ngày của người từ nhiều tỉnh thành đến Hà Nội và sau khi đi công tác, làm việc rồi quay lại Hà Nội.Nhiều địa điểm tại Hà Nội bị phong tỏa vì phát hiện nhiều ca nhiễm COVID-19 – Ảnh: NAM TRẦNTình hình dịch bệnh ở một số tỉnh thành- Hà Nội tối 17-11 thông báo 24 giờ qua ghi nhận thêm 258 ca COVID-19 mới, trong đó có 82 ca cộng đồng. Có 118 ca đã tiêm 2 mũi vắc xin; 20 ca tiêm 1 mũi; có 109 ca trong khu cách ly và 67 ca trong khu phong tỏa. Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 là 6.739 ca, trong đó số ca cộng đồng 2.428 ca, số ca cách ly 4.311 ca.- Hà Giang ngày 17-11 ghi nhận 161 ca COVID-19, nâng tổng số ca tại Hà Giang lên 3.762 ca, trong đó có 607 ca trong cộng đồng. Xã Ngọc Long, huyện Yên Minh tiếp tục là điểm nóng khi ghi nhận 36 F0 trong ngày 17-11. – Hải Dương ngày 16-11, tỉnh ghi nhận 16 ca COVID-19, gồm 6 F1 đã được cách ly, 5 ca trong khu phong tỏa, 4 ca về từ miền Nam và 1 ca cộng đồng. Từ ngày 12-10 đến nay, trong số 269 ca COVID-19 mới được ghi nhận, có 51 ca có yếu tố dịch tễ từ các tỉnh có dịch, 152 ca là F1 của các bệnh nhân này, 12 ca cộng đồng… Hiện toàn tỉnh còn 226 người đang được điều trị; trên 24.500 người đang cách ly. – Hòa Bình ngày 17-11 ghi nhận thêm 2 ca COVID-19. Tính từ đợt dịch thứ 4 đến ngày 17-11, tỉnh ghi nhận 71 ca COVID-19. Số người từ 18 tuổi trở lên đã được tiêm vắc xin mũi 1 là 309.221 người; đủ 2 mũi là 159.877 người.- Quảng Bình trong 24 giờ từ 6h ngày 16-11 đến 6h ngày 17-11 ghi nhận thêm 33 ca COVID-19 mới. Tổng số ca toàn tỉnh hiện là 2.266 ca, trong đó 2.046 ca khỏi, 214 bệnh nhân đang điều trị, 6 ca tử vong. Có 599.294 người đã tiêm vắc xin COVID-19, trong đó 102.179 người đã tiêm đủ 2 mũi.- Trong ngày 16-11, Thừa Thiên Huế đã ghi nhận thêm 68 ca, nâng tổng số ca COVID-19 trên địa bàn tỉnh lên hơn 1.800 người. Gần đây, số ca bệnh được phát hiện trong cộng đồng ở địa phương đang có xu hướng gia tăng, đã có 230 ca bệnh được phát hiện trong 4 ngày (từ 13 đến 16-11).- Sáng 17-11, Quảng Ngãi ghi nhận thêm 21 ca dương tính, trong đó có 2 ca cộng đồng. Khu vực phong tỏa ghi nhận 11 ca COVID-19. Từ ngày 26-6 đến nay, Quảng Ngãi ghi nhận 2.115 ca COVID-19.- Khánh Hòa số ca COVID-19 ghi nhận trong tỉnh này từ ngày 23-6 đến 17h ngày 16-11 là 10.533. Trong đó, số bệnh nhân khỏi, xuất viện là 8.883 ca; số bệnh nhân đang điều trị là 1.389 ca. Đến hết ngày 15-11, tỉnh đã tiêm là 1.726.313 liều vắc xin, trong đó tiêm mũi 1 là 938.538, tiêm mũi 2 là 866.835.- Bà Rịa – Vũng Tàu từ 18h ngày 16-11 đến 18h ngày 17-11 ghi nhận 428 ca COVID-19, trong đó có 347 ca cộng đồng. Tính đến nay, Bà Rịa – Vũng Tàu có 733 F1 cách ly tại nhà. – Tối 17-11, Bình Dương vẫn còn 10.187 ca COVID-19 đang được điều trị, trong đó có 2.819 bệnh nhân điều trị tại các cơ sở y tế và 7.368 bệnh nhân đang điều trị tại nhà. Trong 24 giờ qua, tỉnh ghi nhận 601 ca COVID-19. Tính từ đợt dịch thứ 4 đến nay, Bình Dương ghi nhận 245.321 ca COVID-19, trong đó 2.575 ca tử vong.- Tính đến hết ngày 15-11, Bình Phước có hơn 726.800 người đã tiêm vắc xin COVID-19 mũi 1, đạt 95,6% dân số trên 18 tuổi; hơn 426.100 người đã tiêm mũi 2, đạt 56% dân số trên 18 tuổi. Những ngày qua, số ca COVID-19 trên địa bàn tăng mạnh. Tính đến chiều 17-11, toàn tỉnh có 3.863 ca COVID-19, trong đó 1.793 ca đang điều trị.- Đồng Nai đang điều trị cho khoảng 300 bệnh nhi mắc COVID-19, trong số này có từ 1-2% bệnh nhân bị suy hô hấp, bệnh nặng, số còn lại không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Đồng Nai, đến nay ghi nhận gần 80.000 ca COVID-19, trong đó có 13.000 người dưới 18 tuổi.- Bến Tre từ 18h ngày 16-11 đến 11h ngày 17-11 có 108 ca COVID-19, nâng tổng số ca toàn tỉnh là 3.789 ca. Trong đó có 2.425 ca ra viện, 55 ca tử vong toàn tỉnh. Đến hết ngày 16-11, toàn tỉnh đã có 96,96% dân số từ 18 tuổi trở lên được tiêm vắc xin COVID-19, trong đó có 49,69% dân số tiêm đủ 2 mũi.

[ad_2]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous post Antwerp Diamond Community Donates To Belgian Red Cross
Next post Tuổi trẻ ngành y thi tài nghiên cứu khoa học