Tin sáng 20-10: 55 tỉnh thành đánh giá xong cấp độ dịch; TP.HCM đề nghị mở bán hàng ăn uống tại chỗ
[ad_1]
Sau 3 ngày 3 đêm chạy xe máy về quê, anh Hồ Văn Song (30 tuổi, quê Nghệ An) tiếp tục cách ly thêm 14 ngày tại quê nhà – Ảnh: B.A.CDC Hà Nội cho biết tính đến ngày 19-10, Hà Nội đã tiếp nhận 1.872 người về từ các tỉnh phía Nam, phát hiện 22 ca dương tính, trong đó có 15 người về từ TP.HCM, Đồng Nai 4 người, Bình Dương 2 và Tây Ninh 1. Có 15 người đi bằng ôtô về Hà Nội, 6 người đi máy bay và 1 người đi bằng xe máy.Hiện Hà Nội đang áp dụng theo dõi sức khỏe (một số ít cách ly) tại nhà với người về từ các tỉnh phía Nam, thực hiện 5K và báo cho địa phương lấy mẫu xét nghiệm và hướng dẫn phòng chống dịch. Hải Phòng vừa cập nhật hướng dẫn tạm thời mới về các biện pháp phòng chống dịch. Theo đó, người từ vùng đỏ, cam đến Hải Phòng nếu đã tiêm đủ vắc xin vẫn phải cách ly tập trung 7 ngày, chưa tiêm đủ vắc xin cách ly tập trung 14 ngày. Từ vùng vàng cách ly tại nhà 7-14 ngày. Từ vùng xanh theo dõi sức khỏe tại nhà 7 ngày nếu đã tiêm đủ vắc xin.So với quy định chung của Bộ Y tế, Hải Phòng vẫn áp dụng biện pháp riêng và rất gắt với người từ các tỉnh thành khác đến Hải Phòng.TP.HCM: Đề xuất mở cửa dịch vụ ăn uống hoạt động bình thườngSở Công thương TP.HCM vừa gửi văn bản kiến nghị UBND TP.HCM cho phép các cơ sở dịch vụ ăn uống trên địa bàn được mở cửa hoạt động bình thường, cả hình thức bán mang đi và phục vụ tại chỗ, trừ các loại hình kinh doanh bán bia, rượu.Theo văn bản, các hàng quán sẽ hoạt động đến trước 21h, với công suất phục vụ tối đa 50%. Mật độ phục vụ không quá 2 người/bàn, khoảng cách các bàn ăn tối thiểu 2m. Sở Công thương cũng đề nghị giao Ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM chủ trì, phối hợp với các quận huyện và TP Thủ Đức hướng dẫn các cơ sở thực hiện cũng như tổ chức hậu kiểm khi được phép bán phục vụ tại chỗ.Quán cà phê P.X. trên đường Phạm Văn Đồng (Thủ Đức, TP.HCM) mở bán phục vụ tại chỗ từ ngày 11-10 – Ảnh: MINH HÒAToàn TP.HCM, dịch đang ở mức vàngTại cuộc họp về tình hình kinh tế – xã hội 9 tháng đầu năm và nhiệm vụ 3 tháng cuối năm chiều ngày 19-10, Sở Y tế TP.HCM cho biết áp dụng theo cách tính mới của Bộ Y tế, tình hình dịch tại TP.HCM đang ở cấp độ 2 (màu vàng – nguy cơ trung bình), giảm một cấp so với tuần trước.Theo đó, TP.HCM đáp ứng các điều kiện của cấp độ này, về số ca mắc trên 100.000 dân hiện là 104,5 ca; tỉ lệ tiêm chủng người trên 18 tuổi đã được tiêm mũi 1 đạt gần 99%; khả năng tiếp nhận điều trị ở 2 cấp phường xã, các trạm y tế và cấp thành phố có số giường hồi sức ICU đều đạt. Tuy nhiên, kết quả này chỉ mang tính tạm thời ở thời điểm hiện tại. Nếu chủ quan, cấp độ nguy cơ có thể tăng lên vì biến chủng Delta rất phức tạp. Ở cấp quận huyện, TP.HCM còn nhiều quận huyện ở mức cam và đỏ.Bảo hiểm xã hội TP.HCM cho biết đã công khai thông tin người lao động thuộc diện nhận hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp trên trang thông tin điện tử của đơn vị và hướng dẫn 3 bước tra cứu thông tin.Bảo hiểm xã hội TP.HCM cũng lưu ý đối với người tham gia chưa nhận trợ cấp, mức hưởng hỗ trợ có thể thay đổi khi đơn vị xét duyệt hồ sơ.Đã có 55 tỉnh thành đánh giá xong cấp độ dịchBáo cáo cập nhật mới nhất của Bộ Y tế tính đến tối 19-10 cho biết đã có 55 tỉnh thành đánh giá xong cấp độ dịch và công bố rộng rãi. Hiện chỉ còn một số ít tỉnh thành như An Giang, Bình Định, Gia Lai, Hải Dương, Ninh Thuận, Tây Ninh… chưa có báo cáo cấp độ dịch trong thống kê chung của Bộ Y tế. Đồng Nai – vùng dịch nóng thời gian qua – hiện trong 170 xã phường có 152 xã phường đạt mức xanh, 10 xã phường mức vàng và 8 xã phường mức đỏ. Tại Hà Nội, 343/579 xã phường toàn thành phố mức xanh, còn lại mức vàng. Đà Nẵng đánh giá ở quy mô quận huyện thì toàn bộ mức vàng. Các tỉnh Điện Biên, Cao Bằng, Hà Giang… đạt mức xanh trên phạm vi toàn tỉnh.Trưởng nhóm chuyên gia về COVID-19 Maria Van Kerkhove của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) – Ảnh: AFPTheo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 19-10, thế giới đã ghi nhận tổng cộng 242.909.637 ca COVID-19, trong đó có 4.924.181 ca tử vong. Số người bình phục tính đến nay là 219.373.108 ca.Mỹ ghi nhận nhiều ca nhiễm và tử vong nhất, hiện lần lượt là 45.909.637 ca và 746.529 ca. Brazil đứng thứ hai về số ca tử vong (603.521 ca) và Ấn Độ đứng thứ hai về số ca nhiễm (34.105.890 ca).Châu Á là khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất, với hơn 78 triệu ca nhiễm, tiếp đến là châu Âu với hơn 61,8 triệu ca. Con số này ở Bắc Mỹ là hơn 55,1 triệu ca và Nam Mỹ là hơn 21,6 triệu ca. Tuy nhiên, xét theo số ca tử vong, châu Âu ghi nhận nhiều nhất (1.266.046 ca), tiếp đến là Nam Mỹ (1.164.621 ca), châu Á (1.151.440 ca) và Bắc Mỹ (1.122.370 ca). Trong 24 giờ qua, trên toàn nước Nga ghi nhận 1.015 ca tử vong vì COVID-19, tăng so với mức 998 ca được ghi nhận 1 ngày trước đó và nâng tổng số ca tử vong lên 225.325 ca. Cũng trong 24 giờ qua, Nga ghi nhận thêm 33.740 ca mới, nâng tổng số lên hơn 8 triệu ca. Trong khi đó, số bệnh nhân được xuất viện tăng thêm 23.426 người lên hơn 7 triệu người, chiếm 87,3% số ca mắc. Một bệnh nhân ngồi xe được nhân viên y tế hỗ trợ bên ngoài bệnh viện điều trị COVID-19 ở thủ đô Matxcơva hôm 13-10 – Ảnh: ReutersUkraine ngày 19-10 có thêm 538 ca tử vong, mức cao nhất trong ngày kể từ khi đại dịch bùng phát. Nước này cũng ghi nhận 15.579 ca mắc mới và thêm 2.852 ca nhập viện. Tới nay, Ukraine đã ghi nhận hơn 2,6 triệu ca mắc và 61.000 ca tử vong. Bulgaria ghi nhận mức tăng cao nhất trong một ngày (với 4.979 ca nhiễm mới), trong bối cảnh biến thể Delta đang lây lan mạnh. Số ca tử vong cũng tăng lên 22.488 ca sau khi có thêm 214 người không qua khỏi. Romania không nằm ngoài xu thế này khi ghi nhận số ca nhiễm mới cao kỷ lục 18.863 ca ngày 19-10. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 574 ca tử vong, cũng là mức cao nhất kể từ khi dịch bùng phát.Tại Anh, sự lây lan dịch ở trẻ em tại vùng England là nguyên nhân khiến số ca mắc mới gia tăng gần đây trên toàn quốc, đồng thời khiến nhiều nhà khoa học quan ngại về tiến độ chậm trễ trong việc triển khai tiêm vắc xin tại các trường học. Số ca mắc COVID-19 tại Anh nhìn chung hiện cao hơn nhiều so với các nước châu Âu khác và đang ngày một tăng lên. Một cuộc khảo sát được công bố hồi tuần trước cho thấy tỉ lệ lây lan ở mức cao nhất kể từ tháng 1-2021, với 8% số học sinh trung học sơ sở mắc bệnh. Người dân Malaysia tiêm vắc xin Sinovac ở Kuala Lumpur – Ảnh: AFPTại châu Á, Malaysia đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong kiểm soát đại dịch. Bộ Y tế đã ghi nhận 5.745 ca mắc mới trong ngày 19-10. Đây là ngày thứ hai liên tiếp, nước này khống chế được số ca mắc dưới mốc 6.000 ca – mức thấp nhất trong hơn 100 ngày qua. Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu (EuroCham) tại Campuchia Tassilo Brinzer nhận định nước này có thể mở cửa trở lại đất nước cho tất cả du khách đã tiêm vắc xin COVID-19 vì đã triển khai hiệu quả chiến dịch tiêm phòng bệnh cùng các biện pháp khác. Bộ Y tế Lào ngày 19-10 cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 657 ca COVID-19, trong đó có tới 656 ca cộng đồng, còn lại là các ca nhập cảnh được cách ly ngay. Như vậy, đến nay tổng số ca mắc COVID-19 tại Lào đã lên tới 32.971 trường hợp.Tại Philippines, Bộ Y tế cùng ngày thông báo có 4.496 ca mắc mới, nâng tổng số ca ghi nhận ở nước này lên 2.731.735 ca. Cũng theo bộ này, cùng ngày có thêm 211 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số người tử vong của cả nước lên 40.972 người. Nhân viên y tế xét nghiệm COVID-19 cho du khách tại một nhà ga ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc) hôm 17-10 – Ảnh: BLOOMBERG/GETTY IMAGESTrung Quốc đại lục ngày 18-10 ghi nhận 9 ca lây nhiễm mới COVID-19 trong cộng đồng. Một số thành phố ở nước này đã siết chặt các biện pháp phòng chống dịch. Tại Úc, các biện pháp hạn chế tại thủ đô Canberra sẽ được nới lỏng hơn nữa sau khi thành phố này đạt mốc quan trọng trong chương trình tiêm chủng. Tại châu Mỹ, Chính phủ Canada khẳng định việc mở cửa trở lại nền kinh tế Canada đang diễn ra tốt đẹp và quốc gia Bắc Mỹ này đang ở một giai đoạn khác của đại dịch. Trong một diễn biến mới, các nguồn tin giấu tên cho biết Ấn Độ đã hoãn cam kết cung cấp vắc xin COVID-19 cho COVAX, một ngày sau khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết sẽ không “cắt ngắn giai đoạn” để cấp phép sử dụng vắc xin Covaxin do Ấn Độ tự bào chế.
[ad_2]