Tôi muốn dắt con trai vào lớp 1

[ad_1]

Bác sĩ Trần Thanh Linh – Ảnh: DUYÊN PHANTrở về từ tâm dịch Bắc Giang, bác sĩ (BS) Linh – trưởng khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy, phó giám đốc Bệnh viện hồi sức COVID-19 (TP Thủ Đức, TP.HCM) – được phân công nhiệm vụ đến Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cơ sở 2 (TP Thủ Đức) để thiết lập Bệnh viện hồi sức COVID-19, bệnh viện tuyến cao nhất trong hệ thống điều trị COVID-19 của TP.HCM.2 mùa sinh nhật không ở cạnh con”Tôi nhớ ngày đi Bắc Giang là ngày 26-5. Sau gần 1 tháng khi tình hình tại đây ổn, chúng tôi rút về TP.HCM. Lúc đó là về Chợ Rẫy và tiếp tục triển khai các đơn vị hồi sức và điều trị tại đây. Sau khoảng thời gian ngắn, đến ngày 13-7 thì xuống dưới này luôn, đến bây giờ 4 tháng trôi qua rồi”, BS Linh tâm sự.Gần 2 năm qua, dù số ngày được ở bên gia đình trọn vẹn chỉ đếm được trên đầu ngón tay song anh quan niệm xông lên tuyến đầu là nghĩa vụ của các cán bộ y tế khi dịch bệnh hoành hành.”Mong ước của một người cha xa nhà thường xuyên đối với đứa nhỏ của mình là tôi chỉ muốn được nắm tay thằng bé đi vào lớp 1.Đến bây giờ đã hai cái sinh nhật trôi qua, tôi vẫn thất hứa với con trai mình, không cho con được một sinh nhật ấm áp như bạn bè. Tôi luôn trăn trở vì thấy mình chưa trọn vẹn với gia đình”, BS Linh bộc bạch.Con số tử vong mỗi ngày khiến họ phải cố gắng vượt qua những mưu cầu cá nhân. Anh cùng các đồng nghiệp của mình đau lòng khi nghe cuộc gọi từ khắp nơi, đặc biệt là “những lời kêu cứu” từ các bệnh viện tầng dưới, của bệnh nhân bên ngoài chưa tiếp cận được cơ sở y tế. Trong đó có nhiều bệnh nhân đói khí (thiếu oxy) hay bệnh nhân tử vong, cô đơn không có người thân bên cạnh.Trở thành tâm dịch trong làn sóng COVID-19 lần thứ 4, kể từ tháng 4-2021 đến nay, Sài Gòn áp dụng nhiều biện pháp mạnh để sớm khống chế được dịch bệnh. Ông Linh cùng hàng nghìn y bác sĩ đã tham gia hết mình vào “trận chiến” giành giật tính mạng của bệnh nhân với tử thần.Đừng khóc, bác sĩ Linh đây rồi20h, trong bộ đồ bảo hộ kín mít, BS Linh đi từng phòng bệnh tận tay kiểm tra, điều chỉnh thông số cho các bệnh nhân nguy kịch. Không ít lần tôi bắt gặp những giọt nước mắt của những bệnh nhân. Họ mừng vì mình vẫn còn sống, vẫn còn cơ hội được trở về với gia đình.”Em cảm ơn bác sĩ đã cứu mẹ con em”, chị Ng. (bệnh nhân 28 tuổi, mang thai 27 tuần tuổi) bật khóc nức nở khi vừa nhìn thấy BS Linh.Chị Ng. trước đó rơi vào tình trạng nguy kịch, phải cấp cứu tại khoa ICU 2B. Sau những nỗ lực của đội ngũ y bác sĩ, sức khỏe của chị đã tiến triển rất tốt và được chuyển lên 7B để tập cai máy thở.”Nhiều khi tôi cảm thấy bất lực, thấy cánh tay của mình không đủ dài để có thể ôm được nhiều hơn nữa. Có những bệnh nhân được đưa về từ cửa tử, họ tỉnh táo rồi vừa khóc vừa chắp tay lạy mình, người ta khóc vì vui mừng.Nhìn những cụ già được xuất viện khi thoát khỏi tình trạng nguy kịch, những bà mẹ mang thai cứu được cả mẹ và con, đó là niềm vui vô cùng tận đối với anh em chúng tôi. Điều đó thúc đẩy chúng tôi lao ra, vì bệnh nhân đang chờ mình. Chỉ vậy thôi nhưng nó như liều thuốc giúp chúng tôi vực lại tinh thần sau những lần yếu đuối tưởng như gục ngã”, ông Linh tâm sự.Những ngày gần đây, lượng bệnh nhân nặng không còn dồn dập nữa, ca tử vong cũng đã giảm rất nhiều cho thấy những tín hiệu tích cực, khả quan.”Tôi hy vọng trong thời gian tới lượng bệnh nhân sẽ giảm đi, tuy nhiên tại bệnh viện hồi sức chúng tôi vẫn còn nhiều nhiệm vụ phải làm khi các bệnh viện dã chiến hoàn thành nhiệm vụ. Một lượng nhỏ bệnh nhân có thể sẽ rút về đây và cũng phải dự trù là sẽ tiếp sức cho các tỉnh lân cận. Tôi nghĩ phải mất vài tháng nữa áp lực công việc mới giảm, mặc dù ai cũng muốn bệnh viện này được giải phóng sớm nhất có thể”, BS Linh bộc bạch.

[ad_2]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous post Tin sáng 12-10: Tàu chở khách chạy lại; họp về tiến độ nghiên cứu vắc xin COVID-19 nội
Next post TP.HCM nhận thêm gần 850.000 liều vắc xin phòng COVID-19