Tổng đài bảo vệ trẻ em ‘nóng’ với số cuộc gọi tăng

[ad_1]

Giáo viên trong một giờ dạy trực tuyến cho học sinh ở TP.HCM – Ảnh: ANH KHÔIBà Lê Thị Thảo, phó trưởng Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em, Bộ Lao động – thương binh và xã hội, cho biết đường dây 111 tiếp nhận trung bình 30.000 cuộc gọi/tháng nhưng con số này những tháng gần đây tăng lên tới 40.000 – 50.000 cuộc/tháng. Các cuộc gọi liên quan đến COVID-19, chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ tâm lý, hỗ trợ sức khỏe tâm thần cho trẻ em.Bà Thảo lý giải rằng cha mẹ mất việc, sự va chạm với con cái tăng khi ở nhà giãn cách dẫn tới tâm lý phụ huynh ức chế, dễ cáu gắt, năng lượng không được giải phóng dễ dẫn tới hành vi mất kiểm soát. Thêm nữa, cha mẹ không có kỹ năng tương tác, tổ chức hoạt động, kỹ năng dạy học có thể là nguồn cơn bạo lực thể xác (đánh đập) và tinh thần (mắng chửi). Mặt khác, học sinh học trực tuyến, không đến trường, không giao lưu bạn bè, học tập sao nhãng, nảy sinh mâu thuẫn với cha mẹ… dẫn tới biểu hiện tiêu cực.Trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ, ông Đặng Hoa Nam, cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động – thương binh và xã hội, cho biết việc học trực tuyến kéo dài có thể phát sinh nguy cơ có hại cho trẻ em trên môi trường mạng. Do vậy, cha mẹ phải có kiến thức, kỹ năng hỗ trợ con em mình, trở thành người bạn để con chia sẻ khi học trực tuyến, trong đời thực. Khi có vấn đề, con tìm đến cha mẹ để giải tỏa, tư vấn, tham vấn giải quyết.Bà Nguyễn Phương Linh – viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững – chia sẻ ảnh hưởng tâm lý trên không gian mạng cũng nguy hiểm không kém so với thực tế. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu khủng hoảng hoặc thu mình đột ngột thì cha mẹ phải tâm sự với trẻ để nhận biết dấu hiệu và giải đáp khúc mắc trong tiến trình lớn lên của trẻ.Theo bà Linh, cha mẹ cần hướng dẫn con sử dụng thiết bị kết nối Internet để học tập và giải trí hiệu quả. Người lớn không phán xét, phê bình, đăng ảnh con trên mạng xã hội như Facebook, Zalo. Thay vào đó, cha mẹ nên đề xuất những website giáo dục, kênh YouTube nâng cao kiến thức hoặc đơn giản là ngồi xem hoạt hình, chơi trò chơi với con.Theo ông Nam, Bộ Lao động – thương binh và xã hội đang phối hợp với Bộ GD-ĐT xây dựng chương trình để mỗi tiết học không chỉ phổ cập kiến thức mà còn phát hiện sớm sang chấn tâm lý, dạy các em tự bảo vệ trước mối nguy hại trên Internet…

[ad_2]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous post Cuối tháng 10 các bệnh viện dã chiến ở TP.HCM ngừng hoạt động, hoàn thành ‘sứ mệnh’
Next post Đại dịch COVID-19 làm tăng rối loạn lo âu, trầm cảm trên toàn cầu