TP.HCM tiếp nhận 10 xe xét nghiệm COVID-19 lưu động do doanh nghiệp trao tặng
[ad_1]
Lãnh đạo Bộ Y tế, UBND TP.HCM tiếp nhận 10 xe xét nghiệm từ doanh nghiệp – Ảnh: Bộ Y tế cung cấpĐược biết 10 xe xét nghiệm này do Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát trao tặng.GS.TS Phan Trọng Lân – viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM – cho biết đơn vị được giao tiếp nhận 10 xe xét nghiệm lưu động do Ngân hàng SCB và các đối tác tài trợ, đồng thời thực hiện đào tạo tập huấn nguồn nhân lực để triển khai xét nghiệm lưu động trên địa bàn.Theo ông, mỗi chiếc xe có thể lấy mẫu ngay tại hiện trường, công suất xét nghiệm từ 2.000-3.000 mẫu/ngày. Điều này giúp tăng cường số mẫu cho các địa bàn quá tải xét nghiệm. “Các phương tiện vật chất này được đánh giá sẽ như một cánh tay nối dài của Viện Pasteur TP.HCM, giúp cho thành phố nâng cao năng lực xét nghiệm trong thời gian tới” – ông Lân nói.Xe xét nghiệm lưu động, mỗi xe công suất xét nghiệm từ 2.000-3.000 mẫu/ngày – Ảnh: Bộ Y tế cung cấpĐại diện các doanh nghiệp, ông Trương Khánh Hoàng – quyền tổng giám đốc Ngân hàng SCB – cho biết mong muốn được chia sẻ và đóng góp một phần nhỏ bé cùng cả nước nói chung và TP.HCM nói riêng trong công tác phòng chống dịch bệnh, mục tiêu khống chế dịch bệnh sớm nhất để cuộc sống của người dân sớm trở lại bình thường.Ngoài 10 xe xét nghiệm COVID-19 lưu động này, dự kiến ngày 30-8 Ngân hàng SCB và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát sẽ tiếp tục trao tặng 10 chiếc xe xét nghiệm COVID-19 lưu động cho ngành y tế tại Hà Nội. Tổng giá trị 20 chiếc xe xét nghiệm lưu động cho TP.HCM và Hà Nội có trị giá trên 200 tỉ đồng.Thay mặt UBND TP.HCM, ông Ngô Minh Châu – phó chủ tịch UBND thành phố – cũng bày tỏ sự cảm ơn đối với sự chung tay góp sức của các doanh nghiệp đồng hành cùng thành phố trong công tác phòng chống dịch bệnh.Bên trong các xe xét nghiệm – Ảnh: Bộ Y tế cung cấpThứ trưởng Nguyễn Trường Sơn – trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại TP.HCM – cho biết giai đoạn phòng chống dịch COVID-19 mới đã được TP.HCM triển khai, cụ thể từ 15-8 đến 15-9 sẽ tăng cường thêm những giải pháp chống dịch bệnh. Trong đó công tác xét nghiệm sàng lọc để phát hiện F0, điều trị F0 tại nhà hoặc đưa đến các khu cách ly y tế đóng vai trò quan trọng, đảm bảo theo dõi chăm sóc điều trị đạt hiệu quả, giảm tỉ lệ tử vong.Xét nghiệm 200.000 người/ngàyTừ ngày 15-8 đến 15-9 TP.HCM bước vào cao điểm xét nghiệm nhằm đánh giá nguy cơ, tách nguồn lây nhiễm mạnh, giải phóng “vùng xanh”, từng bước kiểm soát lây nhiễm của dịch COVID-19 trong cộng đồng.Sở Y tế TP.HCM cho biết TP.HCM sẽ triển khai xét nghiệm có trọng tâm, trọng điểm; không xét nghiệm trên toàn TP. Mục tiêu xét nghiệm trong giai đoạn này là bóc tách ngay F0 ra khỏi cộng đồng để được điều trị thích hợp, tránh lây lan trong cộng đồng.Theo kế hoạch trong đợt cao điểm xét nghiệm này, UBND TP.HCM giao cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM đảm bảo công tác hậu cần, sẵn sàng 1 triệu test nhanh/tuần; chuẩn bị đầy đủ đồ bảo hộ, khẩu trang, găng tay, kính che giọt bắn, que lấy mẫu, sinh phẩm xét nghiệm RT-PCR đảm bảo cho việc lấy mẫu 200.000 người/ngày (cả mẫu đơn và gộp). Tập trung xét nghiệm mở rộng ‘vùng xanh’ TTO – Từ ngày 15-8 đến 15-9 triển khai cao điểm xét nghiệm nhằm đánh giá nguy cơ, tách nguồn lây nhiễm để giải phóng và mở rộng “vùng xanh”, thu hẹp “vùng đỏ”, từng bước kiểm soát lây nhiễm của dịch COVID-19 trong cộng đồng.
[ad_2]