TP.HCM vẫn theo đuổi chiến lược xét nghiệm diện rộng
[ad_1]
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cộng đồng tại phường 3, quận Bình Thạnh – Ảnh: ĐAN THUẦNTrước ý kiến của một số chuyên gia về việc TP.HCM không nên tiếp tục chiến lược xét nghiệm diện rộng, ông Nguyễn Hồng Tâm – phó giám đốc HCDC – cho biết sau ngày 15-9, TP.HCM thực hiện xét nghiệm diện rộng theo công văn số 3074 của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM.Tiếp tục xét nghiệm diện rộng Công văn này dựa trên kế hoạch của TP và công điện 1409 ngày 15-9 của Bộ Y tế về việc xét nghiệm diện rộng trong thời gian giãn cách xã hội. Theo ông Tâm, về cách lấy mẫu thì phân theo vùng. Cụ thể, vùng đỏ, vùng cam tập trung lấy mẫu toàn bộ người dân với tần suất 3 lần trong 7 ngày theo hộ gia đình với phương pháp thực hiện test nhanh mẫu gộp (mỗi mẫu gộp 2-3 người/1 hộ gia đình) hoặc RT-PCR (toàn bộ thành viên hộ gia đình/1 mẫu gộp).Ở các vùng vàng, vùng xanh và cận xanh thì thực hiện xét nghiệm RT-PCR mẫu gộp đại diện hộ gia đình, trong đó vùng xanh và cận xanh gộp 10, vùng vàng gộp 5. Đợt test sau thì người đại diện trong hộ gia đình phải là người khác đợt trước, không lấy mẫu lại người cũ. Nếu hộ gia đình có nhiều hơn 5 người thì mỗi lần lấy mẫu 2 đại diện và tần suất là từ 5-7 ngày/lần. Việc tổ chức lấy mẫu, phải có sự tham gia của tổ trưởng, tổ phó hoặc ban điều hành khu phố. Người lấy mẫu phải thực hiện 5K, hoặc thay găng tay hoặc khử khuẩn sau mỗi lần lấy mẫu. Trường hợp người dân tự test nhanh ra kết quả dương tính thì lưu lại khay test và nộp cho nhân viên y tế ghi nhận lại. Về nhân sự chịu trách nhiệm làm công tác thống kê, báo cáo không giao cho cán bộ y tế để cán bộ y tế tập trung việc chuyên môn. “Trước một chiến lược, trước một kế hoạch, chính sách mà có những ý kiến khác nhau thì cũng là bình thường, hiện nay TP vẫn đang áp dụng kế hoạch xét nghiệm diện rộng”, ông Tâm nói. Vì sao chưa test bằng nước bọt, mồ hôi? Theo ông Nguyễn Hồng Tâm, đối với một test phát hiện dương tính, đầu tiên độ chính xác phải cao và độ tiện dụng khi sử dụng test. Hiện nay TP đang sử dụng test nhanh hoặc test PCR thì đều lấy mẫu ở dịch tị hầu (đưa que vào mũi và đẩy tới vùng tị hầu), thứ hai là lấy mẫu dịch mũi và lấy mẫu dịch họng. Ông Tâm cũng cho biết thêm, hiện trên thế giới việc lấy mẫu ở dịch tị hầu vẫn là phương pháp phổ biến. Những phương pháp khác như test bằng mồ hôi, dịch họng cũng chỉ mới được nghiên cứu trong thời gian gần đây nên chưa đủ cơ sở áp dụng cũng như nguồn cung cấp test chưa có nhiều. “Về mặt khoa học thì vùng tị hầu là vùng có mật độ virus khá cao và không bị ảnh hưởng bởi các chất khác. Nếu lấy mẫu vùng họng thì khi mình ăn uống, thức ăn có thể đi ngang đó ảnh hưởng đến kết quả test”, ông Tâm lý giải.
[ad_2]