Trạm y tế lưu động: Chăm sức khỏe cho dân ngày giãn cách

[ad_1]

Đội ngũ nhân viên y tế thăm khám cho những trường hợp F0 đang điều trị tại nhà trên địa bàn phường 7, quận Phú Nhuận chiều 18-8 – Ảnh: DUYÊN PHANNgày 21-8, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã ký quyết định ban hành hướng dẫn tạm thời mô hình trạm y tế lưu động trong bối cảnh dịch COVID-19. PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng, phó giám đốc Sở Y tế, cho biết đến ngày hôm qua (23-8) TP.HCM đã có khoảng 100 trạm y tế lưu động chính thức hoạt động, dự kiến đến ngày mai (25-8) sẽ có khoảng 300 trạm y tế đi vào hoạt động.Số trạm tùy theo số F0Theo ông Thượng, trong thời gian giãn cách, người dân mắc bệnh, ngoài việc được đi khám tại các bệnh viện, có thể liên hệ hoặc đến trạm y tế lưu động gần nhất để được khám.”Sáng 20-8, Sở Y tế TP.HCM đã họp trực tuyến triển khai kế hoạch thành lập các trạm y tế lưu động. Ngay sau đó, chúng tôi đã triển khai kế hoạch này cho các phường” – một lãnh đạo Q.8 kể về quá trình tiếp nhận thông tin và triển khai gấp rút các trạm y tế lưu động trong quận. Theo Sở Y tế TP.HCM, với số ca F0 đang điều trị tại nhà ở Q.8 hiện nay, quận này phải có 49 trạm y tế lưu động.”Một trạm y tế lưu động sẽ quản lý 50 ca F0″ – lãnh đạo quận cho rằng ý tưởng này là “rất tốt, rất hay” nhưng vấn đề mà quận lo lắng là nhân sự. Mỗi trạm y tế lưu động phải có 1 bác sĩ và 2 – 3 nhân viên y tế cùng lực lượng hỗ trợ. Khi quận thành lập bệnh viện dã chiến, khu thu dung, nhân sự của các trạm y tế đã phải chi viện cho những nơi này.Lo lắng này đã có lời giải khi vị lãnh đạo Sở Y tế cho hay sở này sẽ hỗ trợ nhân sự cho các trạm y tế lưu động, sẽ tăng cường bác sĩ quân y được Bộ Y tế đưa vào TP.HCM. Ngoài ra, mỗi trạm y tế cũng sẽ được ngành y tế TP trang bị cho 2 bình oxy lớn và thuốc điều trị để nhân viên trạm y tế lưu động cấp cho các F0. Trước mắt, quận đã lên kế hoạch chọn địa điểm, thành lập các trạm y tế lưu động trước tại những phòng sinh hoạt cộng đồng ở một số chung cư, các phòng khám, bệnh viện thẩm mỹ… hiện không hoạt động và gấp rút bổ sung trang thiết bị, nhân sự sau. Đến chiều 22-8, lãnh đạo Q.8 cho biết đã thành lập được 15 trạm y tế lưu động. Ngoài ra, lãnh đạo quận này cũng cho biết một số trạm y tế lưu động của quận có thể đặt tại một số trong số 10 khu thu dung, duy trì chức năng tách biệt hoàn toàn khác biệt.Đại diện Q.Bình Thạnh cho biết tại 20 phường trên địa bàn quận, phường nào đang quản lý dưới 100 ca F0 tại nhà lập thêm một trạm y tế lưu động, từ 100 – 200 ca F0 lập 2 trạm y tế và có trên 200 ca F0 lập 3 trạm y tế lưu động. Trong quá trình thực hiện, quận có thể nâng lên số trạm y tế. Quận cũng có kế hoạch chọn những vị trí phù hợp, ví dụ như nhà công sản còn để trống, nhà văn hóa, đặc biệt sẽ ưu tiên chọn những vị trí gần với các F0.Trong khi đó, hiện TP Thủ Đức có 32 cơ sở thu dung, số F0 điều trị tại nhà rất ít nên chủ trương của TP Thủ Đức là sẽ lập các trạm y tế lưu động trong những khu thu dung này. Ví dụ, phường An Phú có một khu thu dung được thành lập ở Trường tiểu học Nguyễn Hiền nên trạm y tế lưu động sẽ được thành lập ngay trong khu thu dung này. Phường chỉ bổ sung thêm một số tiêu chí còn thiếu như 2 bình oxy lớn, bịch thuốc, băng treo… Khi người dân có nhu cầu khám bệnh bình thường có thể liên hệ đến số đường dây nóng của phường để được nhân viên của trạm y tế lưu động tư vấn, trường hợp cần thiết sẽ đến tận nhà khám cho người dân.Bác sĩ Học viện Quân y, Bộ Quốc phòng phối hợp cùng với các nhân viên tại trạm y tế phường 1, quận 6 (TP.HCM) cấp cứu bệnh nhân F0 có dấu hiệu khó thở tại nhà – Ảnh: HOÀNG LỘCMô hình đầu tiên được triển khai tại Việt NamBà Phạm Thị Thanh Hiền, chủ tịch UBND huyện Củ Chi, cho biết tất cả các F0 của huyện Củ Chi đều được đưa vào khu thu dung để điều trị, không có bất cứ F0 nào ở nhà, nên lúc đầu huyện không tính thành lập các trạm y tế lưu động. Tuy nhiên, sau đó Sở Y tế nhấn mạnh các trạm y tế lưu động không chỉ quản lý, chăm sóc F0 mà còn khám chữa bệnh thông thường và tổ chức tiêm vắc xin nên huyện cũng đã nhanh chóng thành lập 10 trạm y tế lưu động.PGS.TS Trần Đắc Phu – nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cố vấn Trung tâm Đáp ứng sự kiện y tế công cộng thuộc Bộ Y tế – cho biết mô hình trạm y tế lưu động sắp triển khai tại TP.HCM là mô hình đầu tiên được triển khai tại Việt Nam, trước đây chúng ta chỉ có đội y tế lưu động tăng cường. Các trạm y tế lưu động này sẽ được đặt ở những nơi gần dân cư, thậm chí nơi có nhiều ca F0, để quản lý và chăm sóc số ca F0 được điều trị tại nhà.Khi TP.HCM thành lập được những trạm y tế lưu động này, đội ngũ y tế của các trạm y tế lưu động sẽ theo dõi sức khỏe cho các F0 hằng ngày chặt chẽ hơn, giảm tỉ lệ người bệnh chuyển nặng và tử vong. Với những trường hợp F0 điều trị tại nhà có diễn tiến trở nặng, nhân viên của trạm y tế lưu động có thể cấp cứu ban đầu, sau đó chuyển F0 lên các tuyến trên.Ngoài ra, trạm y tế lưu động có các chức năng triển khai các hoạt động phòng chống dịch COVID-19 tại cộng đồng; kết nối giữa chăm sóc, quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà với chăm sóc tại bệnh viện; phát hiện các trường hợp diễn biến nặng và chuyển tuyến kịp thời; cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu; khám bệnh, chữa bệnh, sơ cứu, chuyển tuyến kịp thời các bệnh thông thường cho người dân trên địa bàn được giao.Để những trạm y tế lưu động này hoạt động có hiệu quả, theo PGS.TS Trần Đắc Phu, ngành y tế TP.HCM cần phải tập huấn kỹ cho các bác sĩ, điều dưỡng làm việc tại các trạm y tế lưu động này.Trạm y tế lưu động chăm sóc F0 tại nhà thế nào?Theo đề xuất của Sở Y tế TP.HCM, mỗi trạm y tế lưu động phải bố trí một phòng khám bệnh thông thường, khu lấy mẫu xét nghiệm, khu hành chính, khu lưu trữ thuốc, khu để bình oxy và trang thiết bị… và nơi nghỉ ngơi cho nhân viên.Trạm y tế lưu động sẽ quản lý, chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người F0 và điều trị nhiều bệnh lý khác, tiêm vắc xin… dưới sự quản lý trực tiếp của Trung tâm Y tế TP Thủ Đức và quận, huyện với sự chỉ đạo của ban chỉ đạo phòng chống dịch thành phố Thủ Đức, quận, huyện và Sở Y tế.Dự kiến mỗi trạm y tế lưu động quản lý và chăm sóc từ 50 – 100 F0. Về nhân lực, mỗi trạm y tế lưu động có ít nhất 1 bác sĩ, 2 – 3 điều dưỡng từ trạm y tế, trung tâm y tế, cơ sở y tế tư nhân và nhân lực tăng cường của thành phố và trung ương (khi thật sự cần thiết), 3 – 4 nhân sự khác.Phương tiện vận chuyển cho nhân viên của trạm y tế lưu động khi khám bệnh, chữa bệnh tại nhà cho người F0 là xe máy, taxi. TP.HCM thành lập 135 trạm y tế lưu động trước ngày 24-8 TTO – Ngày 23-8, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM cho biết đã có văn bản về việc triển khai trạm y tế lưu động. Giai đoạn 1 TP sẽ thành lập 135 trạm y tế lưu động để đi vào hoạt động trước ngày 24-8, 225 trạm còn lại trước ngày 27-8.

[ad_2]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous post 10 năm ngăn ngừa đột quỵ cùng JNKA của NattoEnzym
Next post Đức xác định mức độ dịch theo số ca nhập viện