Tự tiêm filler mua trôi nổi trên mạng, cô gái trẻ suýt phải cắt tuyến vú

[ad_1]

Nữ bệnh nhân tự tiêm chất filler vào ngực để làm đẹp được các bác sĩ ở Huế phẫu thuật giữ lại tuyến vúSáng 18-9, TS.BS Lê Hồng Phúc, trưởng Đơn vị Tạo hình thẩm mỹ, Khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình – Lồng ngực, Bệnh viện Đại học Y Dược Huế, cho biết thông tin trên. Theo đó, bệnh viện tiếp nhận một bệnh nhân nữ (22 tuổi) tự tiêm chất làm đầy (filler) vào mô vú 2 tuần nhằm mục đích làm đẹp. Sau khi tiêm, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sưng nóng, căng tức vùng vú 2 bên. Triệu chứng ngày càng gia tăng, bệnh nhân không thể chịu được nên phải vào viện với tình trạng sốt, biến dạng, sưng nề, viêm loét, chảy dịch mủ. Sau khi thăm khám, các bác sĩ cho biết trường hợp áp xe vú đa ổ hai bên, bội nhiễm với vi khuẩn S. aureus, nguyên nhân chính là do tự tiêm filler không an toàn. TS. Phúc cho biết, may mắn là bệnh nhân được phát hiện sớm nên giữ lại được tuyến vú, không phải cắt bỏ như nhiều trường hợp tương tự. Bệnh nhân được chỉ định điều trị lấy bỏ các tổ chức viêm, hoại tử kèm dị vât (filler) ở trong mô, cũng như đảm bảo về cả phương diện thẩm mỹ cho bệnh nhân. Sau phẫu thuật, bệnh nhân khỏe mạnh, vết mổ ổn định, sẽ được xuất viện trong vài ngày tới. Theo TS.Phúc, áp xe tại chỗ là một trong các biến chứng thường gặp liên quan với việc tự tiêm các loại filler không rõ bản chất cũng như nguồn gốc, xuất xứ.  “Bệnh nhân cần phải chọn những địa chỉ thẩm mỹ uy tín, an toàn, được chứng nhận của Bộ Y tế về chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ để tư vấn và phẫu thuật. Tuyệt đối không tự ý đặt mua và tự tiêm filler trên mạng không rõ nguồn gốc, không có chỉ định của bác sĩ”, TS. Phúc nói.

[ad_2]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous post Cần phân loại nguy cơ dịch COVID-19 theo mức độ hẹp nhất, không theo chỉ giới hành chính
Next post Bình Dương mới chỉ lập danh sách, thông tin bắt đầu tiêm vắc xin trẻ 12-18 tuổi là sai