Vì sao Sở Y tế TP.HCM đề xuất sớm mở lại các khu cách ly?

[ad_1]

Nhân viên y tế chăm sóc người mắc COVID-19 – Ảnh: DUYÊN PHANSở Y tế TP.HCM vừa đề xuất sớm triển khai lại các khu cách ly quận, huyện và có thêm bệnh viện dã chiến sẵn sàng thu dung, điều trị trước tình hình F0 có xu hướng tăng.Các địa phương cũng đã sẵn sàng chuẩn bị cơ sở vật chất, vị trí phù hợp để chủ động tiếp nhận, chăm sóc, điều trị người mắc COVID-19 (F0) không đủ điều kiện cách ly tại nhà hay chuyển nặng.F0 cách ly tại nhà tăngVào giữa tháng 10-2021, khi tình hình dịch COVID-19 tại TP.HCM dần được kiểm soát, Sở Y tế TP cho biết theo lịch trình của sở, các bệnh viện dã chiến thu dung tại các quận huyện và TP Thủ Đức dần thu hẹp từ nay đến hết năm.Tuy nhiên, trong những ngày tháng 11 này, số F0 mới tại TP.HCM lại có chiều hướng tăng. Riêng một tuần gần nhất (từ ngày 7 đến 13-11), cả TP luôn duy trì trên 1.000 ca, trong đó các huyện Hóc Môn, Bình Chánh, các quận Bình Tân, 12, Gò Vấp và TP Thủ Đức là những địa phương có số ca F0 cao nhất.Từ ngày 1-10 đến 12-11, số F0 cách ly tại nhà tăng dần, các ca chuyển nặng cần nhập viện có xu hướng giảm và ở mức thấp. Theo báo cáo Sở Y tế TP ngày 14-11, hiện tổng số F0 đang điều trị và cách ly theo dõi tại nhà là 59.302 ca. Trong đó có 11.497 ca đang điều trị tại bệnh viện tầng 2 và 3, 4.824 ca F0 đang cách ly tập trung và 42.981 ca F0 cách ly tại nhà.Trước tình hình này, Sở Y tế TP.HCM đã thành lập lại hàng loạt trạm y tế lưu động, kích hoạt đội phản ứng nhanh, tái khởi động mạng lưới thầy thuốc đồng hành, hình thành đội đặc nhiệm kiểm dịch. Và mới đây, trong buổi họp trực tuyến về tình hình dịch giữa các quận huyện và TP Thủ Đức, Sở Y tế đã kiến nghị ban chỉ đạo sớm triển khai lại các khu cách ly quận, huyện và có thêm bệnh viện dã chiến để sẵn sàng thu dung, điều trị F0.Theo Sở Y tế, khi giải thể các bệnh viện dã chiến của thành phố, rất cần các bệnh viện dã chiến của quận, huyện đảm trách thu dung các trường hợp F0 mới không đủ điều kiện cách ly tại nhà. Mô hình bệnh viện dã chiến quận, huyện góp phần giảm tải cho các bệnh viện dã chiến còn lại của thành phố, cũng như giúp các bệnh viện quận, huyện thực hiện chức năng khám bệnh, chữa bệnh thông thường cho người dân khi trở lại công năng ban đầu.Các quận, huyện sẵn sàng ứng phóTheo thông tin từ Sở Y tế, huyện Bình Chánh đang là một trong những địa phương có số ca nhiễm và số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất trong những ngày vừa qua. Trên bản đồ COVID-19 TP.HCM hiển thị hiện huyện này đang ở cấp độ 2 (màu vàng, nguy cơ trung bình), với tổng số ca F0 từ trước đến nay là 28.631 người.Đại diện Trung tâm Y tế huyện Bình Chánh cho biết những ngày qua số ca F0 trên địa bàn tăng trở lại, trong đó mỗi ngày trên địa bàn huyện có khoảng chục ca bệnh chuyển nặng. Các trung tâm y tế và trạm y tế phải tìm bệnh viện tuyến trên cho các F0 này. Hiện huyện đã có văn bản xin ý kiến thành phố chấp thuận cho mở lại 3 block của Bệnh viện dã chiến số 4 sau khi đã hoàn thành sứ mệnh giữa tháng 10 vừa qua.Là một trong những địa phương trên địa bàn TP.HCM có số ca F0 cao trong một tuần qua và hiện vẫn đang ở mức cao, ông Đỗ Anh Khang – phó chủ tịch UBND quận Gò Vấp – cho biết với dân số của quận rất đông (khoảng 690.000 người), số ca F0 gia tăng là điều khó tránh khỏi. Để kịp thời ứng phó, quận đã sẵn sàng lên các kịch bản, bên cạnh vẫn còn duy trì một số khu cách ly tập trung và bệnh viện dã chiến.Theo đó, hiện quận còn duy trì 3 khu cách ly tập trung của quận tại Trường tiểu học Lê Quý Đôn, Trường THCS Huỳnh Văn Nghệ với tổng cộng 700 giường bệnh và Trung tâm Bồi dưỡng chính trị quận với khoảng 100 giường bệnh. Tất cả các khu cách ly này đều trống người bệnh.Bên cạnh đó, quận còn Bệnh viện điều trị COVID-19 Gò Vấp cơ sở 2 với khoảng 300 giường bệnh và một khoa COVID-19 tại Bệnh viện Đa khoa quận Gò Vấp. Ngoài các trạm y tế cố định, tại các phường, quận còn có 16 trạm y tế lưu động.Theo ông Khang, trong tình huống tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn quận diễn tiến xấu, theo kiến nghị Sở Y tế, địa phương cũng tính phương án trưng dụng các trường mầm non mở lại thành khu cách ly tập trung vì đây là khối mở lại học trực tiếp chậm nhất so với các nhóm trường còn lại. “Vì dân số tại quận rất đông, gấp 3 lần quận Phú Nhuận, quận Gò Vấp luôn phải ở trong tư thế chủ động hơn, sẵn sàng về cơ sở vật chất và con người”, ông Khang chia sẻ.Tại TP Thủ Đức, ông Nguyễn Văn Chức – giám đốc Trung tâm Y tế – cho biết trước đề xuất của Sở Y tế đến Ban chỉ đạo phòng chống dịch TP, địa phương sẵn sàng chuẩn bị thêm các địa điểm thu dung, cách ly, bệnh viện dã chiến… khi số ca nhiễm những ngày qua trên địa bàn có chiều hướng tăng.”Dịch bệnh không được chủ quan, phải luôn trên tinh thần sẵn sàng. Nếu chẳng may dịch tăng mạnh trở lại thì có phương án sẵn để xử lý” – bác sĩ Chức nói.Không cứng nhắcTrao đổi với Tuổi Trẻ ngày 14-11, ông Tăng Chí Thượng – giám đốc Sở Y tế TP.HCM – cho rằng dịch bệnh còn kéo dài không biết lúc nào chấm dứt, do đó khuyến khích mỗi quận, huyện cần chuẩn bị một bệnh viện dã chiến quy mô từ 300 – 500 giường là điều cần thiết. Hiện ở một số địa phương như Bình Chánh, Hóc Môn, Bình Tân… đã có bệnh viện dã chiến và trong thời gian tới tùy vào tình hình dịch bệnh các quận, huyện khác cũng sẽ lần lượt thiết lập các bệnh viện để chủ động tiếp nhận, chăm sóc và điều trị các F0 chuyển nặng.”Tuy vậy, việc thiết lập bệnh viện dã chiến này cũng không cứng nhắc. Các quận nội thành tùy vào quỹ đất, nếu không đủ có thể kết hợp 2 – 3 quận thiết lập một bệnh viện” – ông Thượng nói.HOÀNG LỘCThủ Đức đưa 2.000 người về cơ sở chống dịchNgày 14-11, TP Thủ Đức đã phát động lễ ra quân với hơn 2.278 cán bộ công chức, viên chức, lực lượng tình nguyện viên nhằm hỗ trợ công tác phòng chống dịch COVID-19 tại cơ sở và triển khai kế hoạch đảm bảo an sinh trong tình hình mới.Ông Nguyễn Văn Hiếu – bí thư Thành ủy Thủ Đức – cho biết địa phương còn nhiều khó khăn, thách thức khi thời gian qua số ca F0 phát sinh còn cao tại nơi làm việc, khu dân cư. Số lượng người dân và doanh nghiệp tự test nhanh dương tính chiếm tỉ lệ gần 60% số ca nhiễm mới. Tuy nhiên, nhân lực chăm sóc F0 tại các trạm y tế phường hiện nay đang rất ít, phải đảm nhận nhiều công việc nên dễ dẫn đến quá tải.Do đó Thủ Đức đã phát động lễ ra quân với hơn 2.278 cán bộ công chức, viên chức, lực lượng tình nguyện viên hỗ trợ công tác phòng chống dịch, trong đó có 120 y bác sĩ của Bệnh viện Lê Văn Thịnh, Bệnh viện Lê Văn Việt, Bệnh viện Thủ Đức và Trung tâm Y tế Thủ Đức; 403 quân dân y; 300 giáo viên; 200 đoàn viên; 150 cán bộ của Hội Chữ thập đỏ và hơn 1.000 lực lượng khác.Cũng tại buổi lễ, TP Thủ Đức đã triển khai kế hoạch đảm bảo an sinh cho người dân trên địa bàn. Ban chỉ đạo chống dịch 34 phường sẽ chăm lo cho tất cả các trường hợp F0 có hoàn cảnh khó khăn đang cách ly, điều trị tại nhà.KIM ÚT

[ad_2]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous post COVID-19 thế giới 15-11: Nhà xác ở một số nước Đông Âu lâm vào cảnh quá tải
Next post Tiêm vắc xin mũi 2 cho trẻ em TP.HCM: Thực tế một đằng, dữ liệu một nẻo