Việt Nam đẩy mạnh tiếp cận để nhập khẩu thuốc điều trị COVID-19

[ad_1]

Thuốc điều trị COVID-19 Molnupiravir đang được các nước săn đón vì có kết quả thử nghiệm lâm sàng tích cực – Ảnh chụp màn hìnhTrả lời câu hỏi của báo chí về việc nhiều nước đang tìm mua thuốc điều trị COVID-19, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cho biết các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài đã sớm tìm hiểu và hỗ trợ Bộ Y tế tiếp cận các loại thuốc có hiệu quả cao để nghiên cứu, cân nhắc sử dụng tại Việt Nam.Theo bà Thu Hằng, vắc xin và thuốc điều trị là những công cụ quan trọng để kiểm soát và thích ứng an toàn với dịch COVID-19. “Tiếp cận nhập khẩu và hợp tác sản xuất thuốc điều trị COVID-19 là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tổ công tác Chính phủ về ngoại giao vắc xin và sẽ được tiếp tục đẩy mạnh triển khai trong thời gian tới”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định.Ngày 1-10, Hãng dược Merck của Mỹ thông báo sẽ xin cấp phép sử dụng thuốc điều trị COVID-19 Molnupiravir. Theo Merck, đây là thuốc dạng đường uống và có kết quả thử nghiệm lâm sàng rất khả quan.Dữ liệu thử nghiệm lâm sàng cho thấy loại thuốc này có thể giảm một nửa nguy cơ tử vong và nhập viện với các bệnh nhân COVID-19 thuộc nhóm có nguy cơ nghiêm trọng nhất.Sau khi thông tin được công bố, nhiều quốc gia đã thể hiện sự quan tâm đến Molnupiravir. Một số quốc gia đã nhanh chóng tiến hành đàm phán mua hàng trăm ngàn liệu trình thuốc Molnupiravir.Ngày 5-10, Thủ tướng Úc Scott Morrison thông báo nước này sẽ mua 300.000 liệu trình thuốc Molnupiravir. Tại Đông Nam Á, Singapore, Malaysia, Thái Lan cũng nối gót Úc đàm phán với Hãng dược Merck dù Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) vẫn chưa phê duyệt.Merck khẳng định dữ liệu lâm sàng cho thấy Molnupiravir không có khả năng gây ra những thay đổi gene trong tế bào người. Hãng dược này dự kiến sẽ sản xuất 10 triệu liệu trình trước cuối năm 2021, trong đó có 1,7 triệu liệu trình sẽ giao cho Mỹ với giá 700 USD/liệu trình.

[ad_2]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous post ‘Bão giáp’ chồng ‘bão cytokine’ không quật ngã sản phụ mắc COVID-19
Next post Nước Anolyte có chữa được COVID-19 như rao bán trên mạng?