Vụ tử vong vì không được cấp cứu: Định danh vi phạm của 6 cơ sở y tế

[ad_1]

Đại tá Trần Văn Chính báo cáo tại hội nghị thông tin tới báo chí do Ban chỉ đạo phòng chống dịch tỉnh Bình Dương tổ chức ngày 1-9 – Ảnh: BÁ SƠNTheo đại tá Trần Văn Chính, có 6 cơ sở liên quan vụ việc (thêm Phòng khám đa khoa Phúc Tâm 2). Trong đó, cơ quan điều tra đã xác định dấu hiệu vi phạm của từng cơ sở y tế.Với Bệnh viện Quân y 4, sau khi tiếp nhận ca bệnh cấp cứu đã không tổ chức cấp cứu, không lập hồ sơ bệnh án, không thực hiện giấy chuyển viện, chuyển tuyến theo quy định mà yêu cầu người nhà tự chuyển bệnh nhân, không chuyển bệnh nhân lên tuyến trên bằng xe cấp cứu chuyên dụng. Hành vi này vi phạm quy định tại các điều 32, 52, 53, 54 của Luật khám chữa bệnh.Phòng khám đa khoa Ngọc Hồng đã tiếp nhận ca bệnh cấp cứu nhưng cho rằng vượt quá phạm vi chuyên môn nên đã yêu cầu người nhà chuyển bệnh nhân đến tuyến trên, không lập hồ sơ bệnh án (do phòng khám báo không dùng thuốc trong quá trình cấp cứu), không thực hiện giấy chuyển viện, chuyển tuyến và không chuyển bệnh nhân lên tuyến trên bằng xe cấp cứu chuyên dụng (cơ sở báo xe cấp cứu đã được trưng dụng cho hoạt động phòng chống dịch COVID-19).Đại tá Trần Văn Chính cho rằng sự việc tại Bệnh viện Quân y 4 và Phòng khám đa khoa Ngọc Hồng cần được làm rõ dấu hiệu của tội phạm “không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng” được quy định tại điều 132 Bộ luật hình sự.Do Bệnh viện Quân y 4 là cơ sở y tế của quân đội nên Công an tỉnh Bình Dương phối hợp, chuyển thông tin để Cơ quan điều tra quân sự xử lý. Đối với trách nhiệm của Phòng khám Ngọc Hồng, Công an tỉnh đang phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp xem xét, xử lý.Với Trung tâm Y tế thành phố Dĩ An (là cơ sở y tế công lập) được xác định không thực hiện đúng các văn bản chỉ đạo của Sở Y tế về việc tiếp nhận, thu dung khám, cấp cứu, điều trị bệnh nhân trong tình hình dịch COVID-19.Phòng khám đa khoa Nam Anh, Phúc Tâm 2 và Bệnh viện An Phú không thực hiện nghiêm túc việc trực 24/24h để tiếp nhận thông tin và tổ chức hướng dẫn cấp cứu, thăm khám điều trị các bệnh nhân là chưa đúng quy định của pháp luật và chỉ đạo của cơ quan chức năng, vi phạm khoản 1, điều 67 Luật khám bệnh, chữa bệnh.Hành vi xảy ra tại Trung tâm Y tế thành phố Dĩ An, phòng khám đa khoa Nam Anh, Phúc Tâm 2 và Bệnh viện An Phú đang được Công an tỉnh Bình Dương phối hợp Thanh tra Sở Y tế làm rõ, xử lý.Vào lúc 20h ngày 13-8, ông N.D. (57 tuổi, quê huyện Châu Thành, Trà Vinh, ở trọ tại phường Tân Đông Hiệp, TP Dĩ An) bị nôn ói, gia đình gọi xe cấp cứu không được nên nhờ người quen lấy xe tải chở tới các cơ sở y tế cấp cứu.Sau khi bị nhiều cơ sở y tế từ chối điều trị, tới 1h sáng 14-8, người thân đành đưa ông D. trở lại phòng trọ và ông đã tử vong 3 tiếng sau đó.

[ad_2]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous post Người dân chen chúc chờ tiêm vắc xin phòng COVID-19 ở Vinh
Next post TP.HCM: Hơn 91.000 F0 theo dõi, điều trị tại nhà, hơn 40.000 nhập viện