Vui vẻ cách ly để về nhà

[ad_1]

Bé Phi Vân và Xuân Minh tập thể dục tại bancông đầy nắng gió ở khu cách ly – Ảnh: HỒNG VÂNTôi thích phòng cách ly ở đây rộng và thoáng, bancông đón nắng mai, kể cả bình nước nóng siêu xịn. ĐINH THỊ THU LỢIRồi ông bà đến đúng chỗ có thể nhìn thấy bancông khu ký túc xá chúng tôi đang ở và gọi điện thoại. Cô bé vui vẻ lao ra bancông. Trời sắp mưa. Ông bà mặc áo mưa đen, nhìn từ xa chỉ là hai cái chấm nhỏ xíu. Phi Vân vẫy tay, náo nức hỏi qua điện thoại: “Nội có thấy con không?”.Mắc kẹt ở thành phốCon tôi từ Đà Lạt đến TP.HCM thăm mẹ từ cuối tháng 5-2021. Hầu như hè nào bé cũng làm thế, nhưng mùa hè năm nay quá đặc biệt. Mẹ chưa rảnh để đưa bé đi chơi bữa nào, ba chưa rảnh sang thăm thì dịch đến. Suốt mùa hè, con phải ở trong nhà vì dịch giã.Cuối tháng 8-2021, tôi liên lạc với cô Phạm Lan, giáo viên chủ nhiệm lớp 4 của bé ở Đà Lạt, về việc bé đang bị kẹt lại TP.HCM, không biết học ra sao. Cả lớp chỉ có mình con tôi bị kẹt lại ở địa phương khác.Đồng thời, tôi cũng liên hệ với phường 11, quận Bình Thạnh (TP.HCM) để tìm hiểu cách cho bé học tạm ở đây. Tôi tính nếu không về được Đà Lạt hoặc nếu Đà Lạt dạy học trực tiếp, tôi sẽ cho con học lớp 4 ở TP.HCM theo chương trình trực tuyến.Theo thống kê của tỉnh Lâm Đồng, có vài trăm học sinh, phụ huynh và cả giáo viên bị kẹt lại ở TP.HCM khi ngày tựu trường đã qua. Ngày 8-9, Lâm Đồng thực hiện đưa học sinh trở về địa phương nhập học. Một cán bộ Thành ủy Đà Lạt gọi cho tôi biết chờ thông báo hướng dẫn việc đi về. Tưởng sẽ về trong nay mai, tôi lo ăn hết những món còn thừa trong tủ lạnh và cho hết đồ dự trữ, nhưng đến tận ngày 14-9 mới có thông báo chính thức cách đi về. Thời gian đó, tôi như chờ di tản, phập phồng trong tư thế sẵn sàng.Người về phải làm xét nghiệm mẫu đơn PCR âm tính trong 72 giờ trước ngày xuất phát. Chiều 15-9, thông báo mới của thành phố cho biết chuyến xe buýt đưa về sẽ xuất phát lúc 7h sáng 17-9.Sau ca trực ngày 15-9, lúc 17h30, tôi chạy vội ra Trung tâm Y tế quận Bình Thạnh rồi Bệnh viện quận Bình Thạnh, Bệnh viện Hòa Hảo. Nơi đầu tiên cho biết không làm xét nghiệm PCR, trong khi hai nơi còn lại hẹn quay lại vào sáng hôm sau.Ngày 16-9, tôi đưa con đến Bệnh viện Quân y 175 làm xét nghiệm theo giới thiệu của người bạn. Đến lúc chuẩn bị đóng tiền thì được biết kết quả trả sau 24 giờ, tức muộn chuyến xe. Tôi quay ra, lòng vừa ngổn ngang vừa nhẹ nhõm. Hơn tuần sống trong tình trạng không chắc chắn, tôi quá căng thẳng. Dù đi hay ở, một sự chắc chắn lúc này sẽ kết thúc những ngày bất ổn đó. Tôi giải thích với con về việc có thể sẽ không thể về quê, cháu hơi hụt hẫng.Trong nhóm các phụ huynh được đưa về Đà Lạt, một người giới thiệu với tôi dịch vụ xét nghiệm tại nhà của y tế tư nhân với chi phí 1,5 triệu đồng/mẫu. 24h cùng ngày, kết quả xét nghiệm âm tính của chúng tôi được ký. Thật mừng!Mẹ con tác giả ăn cơm tại khu cách ly. Chiếc bàn xếp được dùng làm bàn ăn khi bé không học – Ảnh: THU LỢIHọc và làm việc trong khu cách lySáng hôm sau, chúng tôi rời nhà lúc 5h30. Xe về Đà Lạt hẹn xuất phát 7h nhưng hơn 9h mới khởi hành. Tôi dặn dò Xuân Minh, cậu con trai của tôi, có thể không có nhà vệ sinh dọc đường như bình thường, con nên nhịn uống nước. Nhưng mặc bộ đồ bảo hộ nóng hầm hập, lại chờ xe dưới nắng, nhiều bé khát quá đã rỉ rả uống cả chai nước. 11h30, xe tới chốt kiểm dịch Madagui. Các bé không nhịn nổi phải xuống đi tìm nhà vệ sinh. Con tôi kể không thấy nhà vệ sinh nên phải “đi thăm” một gốc cây. Người lớn trên xe vẫn cố nhịn.May sao, đến 13h30, xe tới trạm dừng chân. Mọi người được xuống xe đi vệ sinh, có bánh mì miễn phí. Tuy nhiên, nhiều người đã nhịn ăn, nhịn uống cho tới khi về đến phòng cách ly.Chúng tôi được đưa về ký túc xá Trường cao đẳng Du lịch Đà Lạt. Ở khu cách ly này, học sinh kết nối vào lớp học qua các ứng dụng khác nhau do nhà trường chọn. Con tôi học trên Zoom; trong khi bên kia giường cách ly, bé Phi Vân học trên Microsoft Team.Hai bé cùng học lúc 8h, có khi cùng mở loa ngoài (do không thể cắm tai nghe vì sạc pin) nên phòng rất ồn ào. Thật thương các con, bé bên này nghe cô giáo giảng bài tiếng Việt, còn bé bên kia lại đang được thầy dạy nhạc và bắt bài hát cho cả lớp. Khi cô khiển trách cả lớp, hai bé cùng nghe.Cô Đinh Thị Thu Lợi, người cùng cách ly với tôi, vất vả giúp cháu Phi Vân nắm bắt bài học. Kết thúc học trực tuyến, Lợi phải giảng lại toàn bộ bài cho cháu, có khi giảng 2-3 lần. Phi Vân học cả chiều, cả tối. Hai cô cháu như đánh vật với bài học. Hầu như ngày nào cũng có lúc Lợi mất kiên nhẫn, mặc dù tôi thấy hôm sau cô luôn cố gắng kiên trì hơn hôm trước. Tôi hỏi chị Đinh Thanh Vân, cùng cách ly nhưng ở khác phòng, chị cho biết mình vừa làm việc trực tuyến 20/24 giờ một ngày vừa phải dạy con học, bận đến phát điên.Tôi không dám tưởng tượng trường hợp hai người cách ly chung phòng xích mích thì sẽ ra sao. Lợi nói: “Chúng ta ở đây, cách ly tốt để về nhà, chị đừng lo”. Cô còn cho tôi hồng, táo, chuối được người nhà tiếp tế. Cô thông cảm khi tôi làm việc khuya hay sáng sớm.Phòng không có vách ngăn, bốn người chúng tôi bất cứ lúc nào cũng nhìn thấy nhau. Lợi biết về công việc của tôi và tôi biết về hậu trường việc bán hàng tại các trung tâm thương mại lớn của cô. Những thứ chúng tôi không sẵn sàng kể cho nhau nghe thì cũng “bại lộ” qua lời con trẻ. Nhiều lần bé Phi Vân đang ăn cơm thì bật khóc nhớ mẹ.Dĩ nhiên, chúng tôi đều hiểu hoàn cảnh dịch giã và mình cần vượt qua để được về nhà…Bữa cơm ngon không thể tảĐợt đưa học sinh kẹt ở TP.HCM trở về Đà Lạt ngày 17-9 của tôi có 94 người. Mỗi phòng cách ly ở 2 gia đình (khoảng 3-5 người). Bữa cơm đầu tiên chúng tôi được phục vụ tận phòng với sườn cốt lết và canh bí đao ngon không thể tả vì nhiều người chưa ăn gì suốt 12 tiếng đi đường.Từ sau khi nhận phòng, lần đi xa nhất của mọi người là đi bỏ rác tại vị trí đối diện cửa, cách phòng… 2 bước chân. Chúng tôi hình thành thói quen ăn uống lành mạnh vì bữa sáng, trưa, tối được phát đúng giờ. Sau đêm đầu tiên hơi lạnh vì mền mỏng, nhiều người nhờ gia đình mang thêm đồ cần thiết vào. Chúng tôi không bị giới hạn số lần hay số lượng đồ gửi vào nhưng tự cân nhắc chỉ gửi những đồ cần thiết vì không muốn làm phiền ban quản lý. Bất ngờ sau ngày cách ly… TTO – Khi dịch COVID-19 về làng, có người mắc bệnh, có người cách ly tập trung, cách ly tại nhà, nhưng chẳng ai đơn độc, mọi người chung tay hỗ trợ chăm sóc bò, gặt lúa, dọn dẹp nhà cửa.

[ad_2]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous post Tin sáng 27-9: TP.HCM tỉ lệ dương tính vùng đỏ, cam giảm, Hà Nội 48 giờ không COVID-19
Next post Chủ tịch hãng Pfizer: Cuộc sống sẽ trở lại bình thường trong 1 năm nữa