WHO: Gần 1,3 tỉ người trên thế giới bị cao huyết áp
[ad_1]
Nhân viên y tế đo huyết áp cho bệnh nhân COVID-19 tại một bệnh viện ở Mexico – Ảnh: AFPTheo Hãng tin Reuters, nghiên cứu chung của WHO và ĐH Hoàng gia London (Anh) – đăng trên tạp chí The Lancet – cho biết cao huyết áp có thể dễ dàng được chẩn đoán nhờ theo dõi huyết áp, và điều trị bằng các loại thuốc rẻ tiền.Tuy nhiên, nửa số người bị cao huyết áp không phát hiện tình trạng bệnh của bản thân để điều trị kịp thời.Trong khi tỉ lệ người bị cao huyết áp ít thay đổi trong 30 năm qua, số ca cao huyết áp đã chuyển từ những nước giàu – đã kiểm soát được bệnh lý này – sang những nước có thu nhập thấp hơn.”Nhiều khu vực ở hạ Sahara châu Phi, nhiều khu vực ở Nam Á, một số đảo quốc ở Thái Bình Dương vẫn chưa có các phương pháp điều trị cần thiết”, ông Majid Ezzati – giáo sư về sức khỏe môi trường toàn cầu tại ĐH Hoàng gia London – cho biết.Theo WHO, trong năm 2019, khoảng 17,9 triệu người đã chết do các bệnh về tim mạch, trong đó cao huyết áp là nguyên nhân chính.”Chúng ta biết có các phương pháp điều trị rẻ, chi phí thuốc thấp. Song cần phải đưa chi phí điều trị và thuốc men vào chương trình bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân (UHC) để bệnh nhân không phải trả chi phí này, nó phải do hệ thống bảo hiểm thanh toán”, bà Bente Mikkelsen – giám đốc bộ phận các bệnh không lây nhiễm của WHO – cho biết.Theo bà Mikkelsen, ngoài yếu tố di truyền còn có “những yếu tố nguy cơ cao huyết áp có thể thay đổi được” liên quan đến lối sống, bao gồm chế độ ăn uống không lành mạnh, ít vận động, hút thuốc lá và uống rượu, bệnh tiểu đường không kiểm soát và thừa cân.Ngoài ra, bà Mikkelsen cho biết béo phì là “cơn sóng thần của các yếu tố nguy cơ cao huyết áp”.
[ad_2]