WHO khu vực đánh giá cao nỗ lực phòng dịch của Việt Nam
[ad_1]
Tiêm chủng ngừa COVID-19 ở Việt Nam – Ảnh: TTTiến sĩ Takeshi Kasai – Giám đốc WHO Khu vực Tây Thái Bình Dương, cho biết hơn 19 tháng kể từ khi COVID-19 xuất hiện trên thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, đã có 6 triệu người nhiễm và hơn 83.000 người tử vong.Tiến sĩ Takeshi Kasai, Giám Đốc WHO Khu vực Tây Thái Bình Dương – Ảnh: WHOGần đây, nhiều nước trong khu vực chứng kiến sự tăng mạnh về số ca nhiễm, kết quả là số ca nhiễm và tử vong mới hằng ngày của khu vực lần lượt chiếm 10% và 8% số ca nhiễm và tử vong mới của toàn cầu.Ở một số nơi, sự bùng phát dịch bệnh gây căng thẳng cho hệ thống y tế, số ca bệnh nặng vượt quá khả năng tiếp nhận của các khoa điều trị đặc biệt, bệnh viện cũng bị quá tải.Những yếu tố góp phần tạo nên xu hướng tăng mạnh về số ca nhiễm và tử vong trong khu vực là biến thể Delta với khả năng lây lan nhanh gấp 2 lần so với các biến thể trước, không tuân thủ các biện pháp y tế công cộng và hạn chế xã hội hoặc các biện pháp này không đủ mạnh và khó khăn trong việc phát hiện các ca dương tính không triệu chứng trong cộng đồng.Về tình hình dịch bệnh tại Việt Nam, Bác sĩ Takeshi Kasai đánh giá biến thể Delta thực sự là một mối đe dọa nhưng Việt Nam đã thể hiện vai trò lãnh đạo tốt trong kiểm soát đợt dịch hiện nay. Việt Nam đã chủ động đưa ra các biện pháp mạnh để truy vết và tăng cường tìm kiếm vắc xin trong bối cảnh các nước trên thế giới đều rất cần vắc xin. Nhiều y bác sĩ đã được huy động để hỗ trợ các tỉnh có dịch nặng bên cạnh các biện pháp kiểm soát phòng dịch rất mạnh mẽ và nhanh chóng tiêm ngay số vắc xin được nhập về.Theo tiến sĩ Kasai, về lâu dài, việc duy trì các biện pháp nghiêm ngặt là không khả thi. Nhưng dựa vào vắc xin là không đủ để kiểm soát virus gây bệnh mà cần duy trì các biện pháp y tế công cộng và hạn chế xã hội khác. Thành công phụ thuộc vào hành động của từng cá nhân và chúng ta cần làm tất cả những gì mình có thể để tránh tình huống xấu hơn khi nhiều biến thể nguy hiểm nữa của virus xuất hiện.Với mỗi thành viên trong cộng đồng, cần đeo khẩu trang, tránh đến những môi trường trong trong nhà, đám đông, tiếp xúc gần người khác và tiêm vắc xin khi đến lượt. Với doanh nghiệp, cần quản lý và giảm thiểu rủi ro tại nơi làm việc. Với hệ thống y tế, cần chuẩn bị sẵn sàng cho trường hợp số ca nhiễm tăng, duy trì các dịch vụ thiết yếu để cứu người cần cấp cứu, chữa bệnh. Với chính phủ, bên cạnh nỗ lực triển khai tiêm vắc xin, cần thu thập kinh nghiệm, kiến thức về COVID-19 đã được chia sẻ trên toàn cầu và sử dụng dữ liệu đáng tin cậy để ra các quyết định đúng và điều chỉnh biện pháp thực hiện dựa trên bối cảnh địa phương.Cơ quan y tế các nước cần phân tích trình tự gen của virus để xác định loại biến thể, truy vết và kiểm soát các ổ dịch từ sớm, can thiệp theo mục tiêu để bảo vệ các nhóm dễ tổn thương.Các biện pháp này đều nằm trong khả năng của chúng ta để giảm sự đe dọa của virus. Làm được tốt các biện pháp đồng thời này chúng ta sớm quay lại cuộc sống mình mong muốn.
[ad_2]